Chat hỗ trợ
Chat ngay

Giới thiệu về thành phố Đài Trung – Đài Loan

Đài Trung là một thành phố ở phía Tây miền trung Đài Loan, đây là trung tâm văn hóa giáo dục của Đài Loan với nhiều trường học, đền đài và khu di tích. Đài Trung được biết đến là thành phố có cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, nền ẩm thực phong phú, nhiều địa điểm mua sắm nổi tiếng. Hãy cùng vieclamdailoan.com.vn tìm hiểu và khám phá về thành phố Đài Bắc qua bài viết dưới đây nhé!

I. Tổng quan về Đài Trung – Đài Loan

thành phố Đài Trung

Thành phố Đài Trung (tiếng Trung: 臺中市 or 台中市; Bính âm: Táizhōng; Wade-Giles: T’ai-chung; POJ: Tâi-tiong) là một thành phố ở phía tây Trung bộ Đài Loan. Đài Trung có nghĩa là miền Trung Đài Loan. Đây là một thành phố trực thuộc trung ương của Trung Hoa Dân Quốc tại Đài Loan.

1. Vị trí địa lý Đài Trung

Thành phố Đài Trung nằm trên bồn địa Đài Trung dọc theo đồng bằng ven biển chính phía Tây trải dài từ phía Bắc Đài Loan cho đến mũi phía Nam của đảo. Dãy núi Trung Ương nằm ở phía Đông của thành phố. Thấp hơn, các vùng đồi lượn sóng chạy ở phía bắc dẫn đến huyện Miêu Lật. Đồng bằng ven biển thống trị phong cảnh ở phía nam và kéo dài đến huyện Chương Hóa và eo biển Đài Loan ở phía Tây.

bản đồ Đài Trung - Đài Loan

Chi tiết các khu vực cụ thể của Đài Trung

Các quận cụ thể Diện tích Dân số Một vài thông tin khác
Quận Trung 0,8803 km² 21.884 người, mật độ dân cư đạt 24.859,7 người/km² Đây là quận nhỏ nhất và có mật độ dân cư cáo nhất toàn thành phố. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Đài Trung có xu hướng tiến ra phía biển (phía tây) và điều này có thể ảnh hưởng đến vị trí quan trọng của quận.
Quận Đông 9,2855 km² 73.853 người, mật độ dân cư đạt 7953,6 người/km² Cửa hàng Bách hoá Trung tâm Đài Trung nằm ở đây.
Quận Bắc 6,9376 km² 147.464 người, mật độ dân cư đạt 21255,8 người/km²
Quận Nam 6,8101 km² 114.641 người, mật độ dân cư đạt 16834 người/km²
Bắc Đồn 62,7034 km² 249.073 người, mật độ dân cư đạt 3972,2 người/km² Đây là quận có diện tích lớn nhất tại khu vực đô thị của thành phố và được coi là một nơi bán đô thị hóa. Đỉnh núi cao nhất tại Đài Trung nằm trên địa bàn Bắc Đồn (859 m). Nó bao gồm vùng nông thôn Dakeng. Nó cũng bao gồm Công viên Dân gian Taichung và Học viện Morrison.
Nam Đồn 31,2578 km² 155.101 người, mật độ dân cư đạt 4962 người/km² Trước đây, Nam Đồn là một khu vực nông nghiệp, tuy nhiên từ thập niên 1990 nơi đây đã có sự phát triển mạnh mẽ.
Tây Đồn 39,8467 km² 208.937 người, mật độ dân cư 5243,5 người/km² Quận nằm ở phía tây bắc phần đô thị của thành phố và cũng là quận đông dân nhất tại Đài Trung. Mặc dù mới chỉ đô thị hóa một phần, tòa thị chính mới của Đài Trung hiện đang được xây dựng tại khu vực đô thị của quận này và được coi là nằm trong chiến lược tiến ra biển của thành phố.
Đại Lý 28,8758 km² 199.732 người, mật độ đạt 6916,9 người/km² Quận nằm trên lưu vực sông Đài Trung và phát triển về lĩnh vực nông nghiệp
Phong Nguyên 41,1845 km² 165.419 người, mật độ đạt 4016,5 người/km² Quận nằm bên bờ nam của sông Đại Giáp và thuộc về phái bắc-trung của Đài Nam. Từ năm 1950 đến 2010, bản thân Phong Nguyên là thành phố huyện lị của huyện Đài Trung cũ. Người Hán bắt đầu định cư tại Phong Nguyên từ thời Khang Hy và từng có biệt danh là “tiểu Tô Châu”.
Thái Bình 120,7473 km² 173.824 người, mật độ 1439,6 người/km² Hầu hết diện tích của quận là đồi núi, 95% dân số quận tập trung ở khu vực phía tây giáp với khu vực đô thị của thành phố. Các sản phẩm nông sản chính của quận là các loại hoa quả như vải, nhãn chuối và đặc biệt là nhót tây, ngoài ra còn có các loại rau quả cung cấp cho khu vực đô thị của thành phố.
Đại Giáp 58,5192 km² 78.197 người, mật đô dân cư đạt 1336,3 người/km². Đây là một quận ven biển và là khu vực ngoại ô của thành phố Đài Trung
Đông Thế 117,4065 km² 52.932 người, mật độ dân cư 450,8/km². Là một khu (quận) của thành phố Đài Trung, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Đây là một khu vực nogiaj ô và có đa số cư dân là người Khách Gia, một điều tương phản với các quận xung quanh. Đông Thế nằm trên một vùng đồng bằng hẹp theo hướng bắc-nam dọc theo sông Đại Giáp ở phái tây và một rặng núi dài ở phía đông. Đông Thế là một khu vực nông nghiệp và có các vườn cây ăn quả có quy mô lớn. Đông Thế được biết tới với loại nông sản là những quả lê to, tròn và vỏ nhăn nheo.
Thanh Thủy 64,1709 km² 85.665 người, mật độ dân cư 1335 người/km² Đây là một quận ngoại ô ven biển và có khung cảnh thiên nhiên lôi cuốn.
Sa Lộc 40,4604 km² 82.695 người , mật độ dân cư 2043,85 người/km² Quận có địa hình bằng phẳng với lượng mưa thấp. Trên địa bàn Sa Lộc có Sân bay Đài Trung, phục vụ một số chuyến bay nội địa và khu vực.
Ngô Thê 18,4063 km² 55.410 người, mật độ dân cư 3010,4 người/km² Đây là một quận ngoại ô nằm ở ven biển ở phía nam của thành phố. Ngô Thê có địa hình bằng phẳng và có lượng mưa thấp.
Đại An 27,4045 km² 20.106 người, mật độ dân cư 733,7 người/km². Quận nằm ở khu vực ven biển và nằm giữa hai con sông Đại An và Đại Giáp. Nền kinh tế của quận chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Trước ngày 25 tháng 12 năm 2010, Đại An là một hương thuộc huyện Đài Trung.
Đại Đỗ 37,0.024 km² 56.654 người, mật độ dân cư 1.510,3 người/km². Đại Đỗ từng là kinh đô của Vương quốc Middag do các bộ tộc thổ dân Popora Babuza, Pazeh, và Hoanya thành lập.
Đại Nhã 32,4109 km² 90.415 người,  mật độ dân cư 2789,6 người/km². Đây là nơi trồng lúa mỳ duy nhất tại Đài Loan.
Hòa Bình 1037,8192 km² 10.711 người, mật độ dân cư 10,32 người/km²  Đây là một quận miền núi và có diện tích chiếm đến một nửa toàn thành phố. Quận có một khu vui chơi giải trí trên đỉnh Bát Tiên Sơn. Hòa Bình là nơi phát triển lĩnh vực nông nghiệp xứ lạnh do có ưu thế về khí hậu, đây là nơi sản xuất rau ôn đới hàng đầu tại Đài Loan cùng với nghề nuôi cá hồi. Trên địa bàn huyện có nhiều đỉnh núi cao từ 2000-3000 mét, cá biệt có một số cao trên 3000 mét và cũng xuất hiện một số ruộng bậc thang. Hòa Bình cũng phát triển về du lịch gắn với suối nước nóng Cốc Quan. Trước ngày 25 tháng 12 năm 2011, Hòa Bình là một hương của huyện Đài Trung.
Hậu Lý 58,9439 km² 54.138 người, mật độ dân cư 918,5 người/km² Đây là một quận nông thôn và nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp.
Long Tĩnh 38,0377 km² 74.286 người, mật độ dân cư 1953 người/km² Đây là quận cửa ngõ thông ra biển của khu vực đô thị của Đài Trung.
Thần Cương 38,0377 km² 63.872 người, mật độ dân cư 1822,6 người/km² Đây là một quận nông thôn và đất đai chủ yếu là phù sa trên nền đất sỏi và sỏi cát.
Thạch Cương 18,2105 km² 15.834 người,  mật độ dân cư 869,5 người/km² Đây là một quận nông thôn và có nghề trồng cây ăn quả.
Đàm Tử 25,8497 km² 101.384 người, mật độ dân cư 3922,1 người/km². Trên địa bàn quận có khu chế xuất Đài Trung, thường đọc gọi là khu chế xuất Đàm Tử. Ngoài ra, quận có đặc sản là các loại hoa quả như cam. hồng và vải thiều.
Ngoại Bộ 42,4099 km² 31.962 người,  mật độ dân cư 753,6 người/km². Đây là một quận nông thôn và kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp. Hương Ngoại Bộ được thành lập từ năm 1920.
Vụ Phong 98,0779 km² 63.867 người, mật độ dân cư 651,2 người/km² Đây là một quận nông thôn. Nửa phía đông của Vụ Phong là vùng bán sơn địa, nửa phía tây thuộc vùng bồn địa Đài Trung. Trên địa bàn Vụ Phong có khu công nghiệp Vụ Phong và khu công nghiệp Nam Thế.
Ô Nhật 43,4032 km² 69.140 người, mật độ dân cư 1593 người/km²
Tân Xã 68,8874 km² 25.514 người, mật độ dân cư 370,4 người/km² Đây là một quận đồi núi và có tỷ lệ đô thị hóa thấp.

Nguồn tham khảo: wikipedia

2. Khí hậu tại Đài Trung – Đài Loan

Đài Trung có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, với nhiệt độ trung bình là 23,0 °C (73,4 °F), và lượng mưa trung bình hàng năm trên 1.700 milimét. Thành phố có độ ẩm trung bình là 80%. Đài Trung có khí hậu ôn hòa hơn các thành phố chính khác tại Đài Loan. Do được bảo vệ bởi dãy núi Trung Ương ở phía Đông và vùng đồi Miêu Lật ở phía Bắc, Đài Trung hiếm khi phải hứng chịu thiệt hại từ các cơn bão nhiệt đới.

Một đặc điểm nữa khiến Đài Trung trở nên đắt giá hơn là dù bị bao quanh bởi biển Đông nhưng thành phố này rất hiếm khi bị những cơn bão tàn phá.

3. Kinh tế Đài Trung – Đài Loan

Đài Trung là thành phố có nền kinh tế phát triển ở Đài Loan. Ngoài sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề nông-lâm-ngư nghiệp chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên phong phú, Đài Loan còn phát triển nhanh chóng về cả các ngành thương mại, kỹ thuật, điện tử hiện đại, Đài Loan có một nền kinh tế tự do năng động và giảm dần dần hướng dẫn của chính phủ nước về ngoài đầu tư và thương mại. Đây là nơi tập trung khá nhiều khu công nghiệp, trung tâm thương mại lớn của Đài Loan.

Là một trong những đại diện của Đài Loan, thành phố Đài Trung có nền kinh tế tự do, sáng tạo và năng động bậc nhất khu vực. Nền kinh tế tại đây ngày càng độ lặp, giảm dần dần hướng dẫn và ảnh hưởng của chính phủ, thu hút được đầu tư nước ngoài rất lớn.

4. Giao thông tại Đài Trung – Đài Loan

Ở Đài Trung không có hệ thống tàu điện ngầm (MRT) như các thành phố khác. Chính vì thế, bạn chỉ có thể di chuyển bằng tàu, xe buyt, taxi hoặc xe đạp.

Tàu: Nhà ga THSR là nhà ga đường sắt ở Đài Trung, Đài Loan phục vụ bởi Đường sắt cao tốc Đài Loan, kết nối với Ga Tân Ô Nhật cho dịch vụ TRA. Tất cả dịch vụ tàu đều dừng tại nhà ga này. Nhà ga nằm ở trên cao với hai ke ga. Tổng diện tích nhà ga này là 12 hécta (120.000 m2)

Xe buyt: ở Đài Trung xe bus chỉ chạy đến 9h tối, vì thế phương tiện này sẽ không mấy thích hợp cho những bạn thích đi chơi khuya và khám phá cuộc sống về đêm ở Đài.

Xe đạp: ờ Đài Trung hệ thống xe này cung cấp bởi công ty U-Bike, xe có màu vàng rất nổi. Những chiếc xe đạp được trang bị giỏ, đèn pha, còi đầy đủ cộng với hệ thống các trạm xe trải rộng khắp thành phố nên đây thực sự là phương tiện hữu ích không chỉ cho dân bản xứ mà còn cho tất cả mọi người khi đến đây. Bạn được đi miễn phí trong 30 phút đầu tiên, sau đó bạn sẽ phải trả mức phí là 10 NTD cho 30 phút sử dụng

Taxi: Thường thì các xe Taxi sẽ tính theo số km bạn đi, một số xe có thể tính theo giờ hoặc bạn chốt luôn giá trước khi chạy. Giá mở cửa của xe Taxi là 75 – 85 Đài Tệ (57 – 65k tiền Việt) cho 1.25 km đầu tiên, sau đó là 5 Đài Tệ (khoảng 3,8k) mỗi 250m tiếp theo. Giá taxi hầu như không có nhiều khác biệt giữa các thành phố và hầu hết các xe đều là xe đời mới, ngồi rất thoải mái.

5. Văn hóa giáo dục tại Đài Trung

Đài Trung là nơi tập trung khá nhiều trường đại học hàng đầu Đài Loan. Dưới đây là 3 trường đại học tiêu biểu ở thành phố này.

Đại học quốc gia Đài Trung: Trường Đại học Quốc gia Đài Trung (National Chung Hsing University) trước đây là trường trung học, sau đó chuyển lên trường cao đẳng và đó là trường đại học. Trải qua môt quá trình lịch sử lâu dài, đươc thành lập từ năm 1899 nhưng đến năm 2007 chính thức lên trường đại học. Hiện tại trường có hơn 182 giáo viên và hơn 4856 sinh viên. Trường được phân chia thành 3 trường Đại học: Collecge of Education ( Trường giáo dục ), College of Science: (Trường khoa học),  College of Humanities & Liberal Arts ( Trường nghệ thuật nhân văn và tự do)

trường đại học Đai Trung

Đại học Phùng Giáp:Đại học Phùng Giáp (tiếng Hoa: 逢甲大學) là một trường đại học dân lập ở Đài Trung, Đài Loan, Trung Hoa Dân Quốc. Đây là một trong 3 thành phố lớn của Đài Loan (Đài Bắc, Đài Trung, Cao Hùng). Được xem như là một thành phố dễ sống của miền Trung Đài Loan, Đài Trung là địa điểm khá lý tưởng cho du học sinh quốc tế sống và học tập. Trường Đại Học Phùng Giáp được đặt tên theo Khưu Phùng Giáp (丘逢甲), một người có đóng góp lớn cho Đài Loan thập niên 1950.

đại học Phùng Giáp

Trong thập niên 1950, một nhóm những người giàu có ở miền trung Đài Loan đã đề nghị lập một trường đại học ở khu vực. Trường đã được chuẩn bị thành lập với tên gọi Cao đẳng Kỹ thuật và Kinh doanh Phùng Giáp để tưởng nhớ ông Khưu Phùng Giáp. Năm 1961, trường cao đẳng này đã được thành lập gần Núi Da-Tun ở phía bắc thành phố Đài Trung. Năm 1980, trường trở thành trường đại học.

Trường có Trung Tâm đào tạo ngôn ngữ vì vậy, sinh viên quốc tế chưa biết tiếng Trung có thể đăng ký một khóa học dự bị ngôn ngữ trước khi vào học chuyên ngành. Với việc cung cấp nhiều chuyên ngành đa dạng, có thể chọn học bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung, Trường là địa chỉ học tập phù hợp với nhu cầu cảu nhiều sinh viên quốc tế.

Đại học Đông Hải: Trường Đại học Đông Hải được thành lập vào năm 1953, bắt đầu tuyển sinh chính thức vào năm 1955. Hiện nay trường có 7 học viện: nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật, kinh doanh, pháp luật, nông nghiệp, quản lý, hơn 30 khoa, 9 viện, một trang trại thực tế (thuộc Trường Đại học Nông nghiệp)

trường đại học Đông Hải

Đại học Đông Hải được biết đến với khuôn viên chất lượng cao tại Đài Loan, trong khuôn viên có nhiều cây xanh, không khí thoáng đãng, văn hóa phong phú, giao thông thuận tiện, gần các khu biệt thự. Đó là một môi trường học tập yên tĩnh tuyệt vời. Khi được hỏi về trường ĐH Đông Hải, một giáo sư giảng dạy tại trường ĐH KH Kỹ Thuật Cao Hùng nói: đó là trường ĐH nổi tiếng ở Đài Trung, dạy rất tốt về các ngành quản lý.

II. Du lịch tại Đài Trung – Đài Loan

1. Kinh nghiệm khi đi du lịch tại Đài Trung – Đài Loan

Trong những năm gần đây, du lịch Đài Trung trở thành sự lựa chọn của khá nhiều du khách cũng như những người đi xuẩt khẩu lao động Đài Loan. Đài Trung – thành phố lớn thứ 2 của Đài Loan, không chỉ là một trạm dừng chân để đi Hồ Nhật Nguyệt, nông trại Cingjing, đi núi Alishan.

Đài Trung có khí hậu bốn mùa ôn hòa, cảnh sắc tươi đẹp quanh năm. Vì thế các bạn có thể tùy ý sắp xếp thời gian du lịch phù hợp với bản thân. Thời điểm xuân sang, khoảng tháng 2 đến tháng 4, thời tiết ấm áp, dễ chịu. Đây là khoảng thời gian lý tưởng để chúng ta hòa mình vào thiên nhiên, đắm chìm trong sắc hoa tươi thắm. Bạn cũng đừng bỏ lỡ những lễ hội truyền thống của xứ Đài được tổ chức để chào đón mùa xuân nhé.

Đài trung mùa xuân
đắm chìm trong sắc hoa anh đào mùa xuân tại Đài Trung

Đài Loan thường phải đón chịu những cơn bão mùa hè và mùa đông. Bởi vậy đây không phải là thời gian phù hợp cho chuyến du lịch Đài Trung của bạn. Tuy nhiên, mùa đông ở Đài Trung tuyết rơi trắng trời. Thử một lần chơi lớn tới đây tham gia những môn thể thao mùa đông là một ý tưởng không tồi đâu.

mùa thu tại Đài Trung

Du lịch Đài Trung vào mùa thu là sự lựa chọ của khá nhiều bạn trẻ. Khung cảnh thơ mộng với những hàng cây lá đỏ nhuốm màu hoàng hôn. có thể nói mùa thu là mùa du lịch cao điểm không chỉ ở Đài Trung mà còn ở cả Đài Loan.

Ở Đài Trung không có hệ thống MRT như các thành phố khác. Chính vì thế, bạn chỉ có thể di chuyển bằng tàu, xe bus hoặc taxi. Trong thời đại công nghệ thì chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh trang bị sim 4G hoặc một bộ phát wifi để dùng internet xả láng là bạn chẳng phải lo lạc nơi xứ người đâu. Tải app xe bus Đài Trung về để dễ dàng tìm kiếm các tuyến xe phù hợp với lịch trình du lịch Đài Trung của mình nhé.

2. Hồ Nhật Nguyệt

Hồ Nhật Nguyệt là danh thắng nổi tiếng khi du lịch Đài Trung. Hồ có tên Nhật Nguyệt nhờ hình dáng đặc biệt của nó. Đứng ở giữa hồ và nhìn về phía Đông, nó có hình dáng giống như mặt trời. Ngược lại, nhìn từ phía Tây, nó lại trông như một mặt trăng khuyết.

Hồ Nhật Nguyệt

Đến Hồ Nhật Nguyệt, bạn nên trải nghiệm đi thuyền trên mặt hồ. Vé khoảng 300.000 đồng/người với hai điểm dừng chân là huyền Trang Tự và làng Ita shao.

3. Làng Cầu vồng

Đây đích thị là nơi sống ảo hoàn hảo cho các bạn khi du lịch Đài Trung rồi. Làng Cầu Vồng thật ra chỉ là một khu nhà nhỏ, trước được dành cho quân nhân. Nó nổi tiếng nhờ những hình vẽ đầy màu sắc trên tất cả các bức tường bức vách. Chúng là tác phẩm của một cựu binh già với mục đích ban đầu là để bảo vệ nơi này khỏi bị phá hủy theo một kế hoạch của chính quyền thành phố. Hiện tại, ông vẫn ngày ngày tiếp tục công việc của mình và cho ra đời những bức tranh độc đáo khác.

Làng Cầu Vồng
Một góc khung cảnh thơ mộng tại làng Cầu Vồng

4. Chợ đêm Phùng Giáp

Chợ đêm Phùng Giáp là thiên đường ẩm thực với vô vàn đồ ăn vặt của Đài Trung giường như đều quy tụ tại nơi đây.

Các món ăn ở Phùng Giáp có giá từ 100.000 đồng. Nếu các bạn đi du lịch theo nhóm thì quả thật là tuyệt vời luôn. Cứ mỗi người mua một món rồi cùng nhau thử. Đậu hủ thúi, thịt quấn phô mai, các món nướng…và trà sữa là những món mà bạn không nên bỏ qua.

ngoài ăn uống chợ đêm Phùng Giáp còn là “trung tâm thương mại” mini. Chợ đêm Phùng Giáp là nơi tập trung rất nhiều các thương hiệu thời trang, mỹ phẩm và cả hàng điện tử. Vừa lấp đầy dạ dày, vừa thỏa mãn những tâm hồn đam mê shopping. Đừng quên dành một đêm để khám phá khu chợ sầm uất này nhé.

5. Đầm Cao Mỹ

Đầm Cao Mỹ là điểm thu hút khách du lịch Đài Trung bậc nhất. Vùng nước ngập nằm ở cửa biển thành phố. Đây từng là nơi sản xuất điện gió nhưng do bị người dân phản đối nên nhà máy đã bị đóng cửa.

Đầm Cao Mỹ

Thời gian tuyệt nhất trong ngày để check in Đầm Cao Mỹ là lúc hoàng hôn. Mặt trời chầm chậm khuất xa nơi chân trời, nhuộm lên cảnh vật một màu đỏ hồng kì diệu. Hàng cối xay gió đứng sừng sững thẳng hàng càng tăng thêm độ ấn tượng cho không gian nơi đây.

6. Công viên Đài Trung

Công viên Đài Trung nằm ở vị trí từng là khu dân cư đầu tiên của người Trung Quốc trong thành phố, được thành lập vào năm 1721. Người Nhật đã tiếp tục mở rộng khu vực này sau khi họ nắm quyền cai trị đất nước. Khu vực đã trở thành một công viên có diện tích 20 hécta vào năm 1903.

công viên Đài Trung

Hãy nhớ ghé thăm Công viên Đài Trung vào buổi tối để ngắm nhìn cây cầu chính được chiếu sáng rực rỡ lung linh. Công viên còn tổ chức các sự kiện và lễ hội văn hóa quanh năm, vì vậy du khách nên tìm hiểu xem có bất kỳ sự kiện đặc biệt nào diễn ra trong thời gian ghé thăm hay không.

Công viên Đài Trung nằm ở trung tâm Đài Trung và du khách có thể tới đây bằng xe buýt. Công viên không thu phí vào cửa.

7. Núi Alishan

Phải mất khoảng 3 tiếng chạy xe từ Đài Trung để tới Alishan. Nhưng mà khi đứng trước vẻ đẹp hùng vĩ nên thơ của nơi đây rồi thì bạn sẽ thấy tất cả công sức bỏ ra hoàn toàn xứng đáng.

núi Alishan
Khung cảnh thơ mộng hút hồn người của núi Alishan

Núi Alishan đặc biệt nhộn nhịp vào mùa thu khi khách du lịch đắm chìm trong màu sắc đỏ rực của rừng lá đỏ. Để khám phá trọn vẹn Alishan, bạn có thể đi bộ, xe bus hoặc xe lửa xuyên rừng tới các điểm tham quan nổi tiếng. Thời tiết ở núi Alishan khá lạnh và thường có mưa. Chính vì thế, bạn nhớ mặc ấm, mang giày thể thao thoải mái, chuẩn bị dù, áo mưa đầy đủ trước khi bắt đầu hành trình.

8. Nông trường Vũ Lăng

Dù không phải là đất nước của hoa Anh Đào giống như Nhật Bản nhưng nông trường Vũ Lăng vẫn mang màu sắc rực rỡ vô cùng của loài hoa anh đào.

nông trường Vũ Lăng

Rừng hoa trên nông trường này thường nở rộ khoảng từ tháng 2 cho đến tháng 3 hàng năm. Nếu có dịp tới Vũ Lăng thời gian này du khách như thấy đang lạc bước vào xứ sở hoa Anh Đào hay đang ngắm một bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp. Mùa thu đến cả nông trường như được nhuộm đỏ nhờ những tán lá phong kín cả một vùng trời. Mùa hè đến nơi đây du khách có thể được thưởng thức các loại quả ngọt như lê, cam, táo,… Mùa đông đến với nông trường Vũ Lăng có cái lạnh giá của xứ Đài. Các bạn cũng có cơ hội được tận hưởng khung cảnh nông trường với màu trắng tinh khôi và thơ mộng với tuyết ở khắp mọi nơi.

9. Vườn quốc gia Taroko

Vườn quốc gia Taroko lớn thứ 2 tại Đài loan, cách bờ biển 60km và cách Xiulin (Hoa Liên) 15km về hướng bắc, Taroko là nơi tập trung những đỉnh núi cao nhất Đài Loan. Có đến 27 ngọn núi cao trên 3000m, trong đó đỉnh Nanhu có độ cao trên 3700m là đỉnh núi cao thứ 5 ở Đài Loan và được bao quanh bởi một rừng tre lùn. Diện tích vườn quốc gia ước chừng 120.000 hecta và cao hơn so với mực nước biển là 3700m và dãy núi kéo dài đến 18km. Cảnh vật đa dạng, xem lẫn nhau từ những vách núi đá sừng sững chọc trời, đến những hẻm núi sâu hút cùng hệ thực vật đa dạng với dòng sông Liwu thơ mộng nằm giữa lòng vách đá, uốn lượn qua các thung lũng để vươn mình ra biển.

Vườn quốc gia Taroko

Đến vườn quốc gia Taroko bạn sẽ có cơ hội tham quan các danh lam thắng cảnh nổi tiếng cùng với thiên nhiên hùng vĩ kèm theo đó các hoạt động dã ngoại, trekking thú vị. Được một lần trở về với thiên nhiên và lặng ngắm những món quà kỳ vĩ mà mẹ đất trời ban tặng.

10. Văn Võ Miếu

Văn Võ Miếu tọa lạc tại phía Bắc của hồ Nhật Nguyệt thuộc huyện Nam Đầu, thành phố Đài Trung. Văn Võ miếu được chia thành hai khu vực chính đó là Văn Miếu và Võ Miếu. Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử và hai vị học trò của ông là Mạnh Tử và Zihsih.

Văn Võ Miếu

Bạn nên đến thăm nơi đây vào thời điểm mùa xuân từ tháng 3 và tháng 4 lúc này tiết trời se lạnh, bạn sẽ được ngắm nhìn một Văn Võ miếu tràn đầy sức sống với muôn hoa khoe sắc. Mùa thu từ tháng 9 đến tháng 11 cũng là thời điểm thích hợp để đi tour Đài Loan giá rẻ ngắm nhìn cảnh sắc Văn Võ miếu, tiết trời mùa thu mát mẻ, bầu trời trong xanh cao rộng hòa cùng với khung cảnh của chốn linh thiêng khiến Văn Võ miếu trở nên tôn nghiêm hơn bao giờ hết.

III. Ẩm thực tại Đài Trung – Đài Loan

1. Trà sữa Chun Shui Tang

Địa chỉ: No. 30, Siwei Street, West District, Taichung City, Taiwan. Mở cửa từ thứ 2 – Chủ Nhật (8:00AM – 10:00PM)

tiệm trà sữa Chun Shui Tang

Bước chân tới Đài Trung nói riêng và Đài Loan nói chung thì không thể thiếu được loại nước uống ma thuật này.Thưởng thức trà sữa truyền thống chính gốc tại Chun Shui Tang luôn là một trong những hoạt động ưa thích của mọi người khi đến với Đài Trung. Chun Shui Tang không chỉ phục vụ trà sữa mà còn phục vụ các loại trà thông thường khác, bên cạnh đó các món ăn cũng được đính kèm khiến người ta cứ tới lui không ngừng nghỉ.

2. Trứng sắt

Trứng sắt là trứng gà, bồ câu được hầm với nước tương, xì dầu cùng một số loại gia vị khác nhau. Sau đó, trứng được sấy khô rồi hầm cho đến khi chuyển sang màu nâu đậm hay màu đen. Món này lúc đầu có vị hơi lạ nhưng khi ăn đến trái thứ hai, thực khách sẽ bắt đầu cảm nhận được những hương vị đã ngấm trong trứng.

trứng sắt Đài Trung

3. Trứng đúc hàu

Khi đi du lịch Đài Trung thì nhất định phải thưởng thức trứng đúc hàu một lần để biết được món ăn này tuyệt đến nhường nào. Món ăn này mang nét đặc trưng của ẩm thực Đài Loan, là sự hòa trộn giữa núi rừng và biển cả. Tất cả các nguyên liệu như: trứng, hàu, hành lá,… sẽ được trộn đều với nhau và bỏ lên chảo rán giòn, ăn kèm với ít sốt cay đậm vị. Trứng đúc hàu ăn ngon nhất là khi còn nóng, chớ chụp ảnh quá nhiều mà làm mất đi hương vị của món ăn nhé.

trứng đúc hàu

4. Ăn kem Đài Loan tại Miyahara

kem Đài Loan tại Miyahara

Quán kem nằm nho nhỏ kế bên cửa hàng chính, bạn sẽ phải xếp hàng và chờ đến lượt. Kem có rất nhiều mùi vị khác nhau, đặc biệt có thể kể đến như Alisan Olong hay Uganda 80% Smoked Chocolate.

Nơi đây được trang trí với đủ loại màu sắc, các tủ đựng sách khổng lồ khiến cho khung cảnh thêm phần ảo diệu. Các bạn vừa đước thưởng thức những ly kem mát rượi, vừa đắm chìm trong không gian huyền ảo. Là nơi thu hút khách du lịch nên các bạn sẽ luôn bắt gặp nhiều đoàn khách xếp hàng ra vô tấp nập.

5. Bánh mặt trời

Đây là món bánh tráng miệng đặc sản của Đài Trung. Bánh được làm từ đường mạch nha, bên trong là nhân mật ong. Bàn tay khéo léo của người thợ tạo hình bánh thành những mặt trời nhỏ xinh trông cực kỳ ngon mắt. Bạn đừng ngại ngần khi thấy những nguyên liệu dường như chỉ hợp với những ai hảo ngọt. Cắn một miếng, bạn sẽ cảm nhận vị thanh thanh nơi đầu lưỡi, cực kỳ nhẹ nhàng và tươi mới.

bánh mặt trời đặc sản Đài Trung

Đài Trung quả thật là một thành phố xứng đáng sinh sống, học tập và làm việc. Hi vọng rằng qua bài viết sẽ mang đến cho các bạn một trải nghiệm mới về mảnh đất Đài Trung thân yêu này.

Tìm hiểu chi tiết các khu vực khác của Đài Loan

Đài Bắc Đài Nam Cao Hùng
Đào Viên Tân Bắc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.