Chat hỗ trợ
Chat ngay

Giới thiệu tổng quan về đất nước Đài Loan: Bản đồ, giao thông, kinh tế, văn hóa, giáo dục

Đất nước Đài Loan ( Trung Hoa Dân Quốc ) là đảo quốc và quốc gia cộng hòa lập hiến độc lập, có chủ quyền trên thực tế nhưng chỉ được công nhận hạn chế thuộc khu vực Đông Á. Ngày nay, do ảnh hưởng từ vị thế lãnh thổ – địa lý cùng nhiều yếu tố chính trị phức tạp khác nên trong một số trường hợp, quốc gia này còn được gọi phổ biến là Đài Loan.

Bản đồ đất nước Đài Loan

Hình ảnh bản đồ Đài Loan
Hình ảnh bản đồ Đài Loan
Hình ảnh các quận huyện trực thuộc của Đài Loan
Hình ảnh các quận huyện trực thuộc của Đài Loan

Đài Loan gồm có

  • 9 thành phố trực thuộc tỉnh: Đài Bắc, Cơ Long, Tân Trúc, Đài Trung, Chương Hoá, Gia Nghĩa, Đài Nam, Cao Hùng và Bình Đông.
  • 2 thành phố trực thuộc thuộc huyện: Hoa Liên và Nghi Lan.

Quốc kỳ và quốc huy của Đài Loan, ý nghĩa lá cờ Đài Loan

Quốc huy của Đài Loan
Quốc huy của Đài Loan
Hình ảnh lá cờ của Đài Loan
Hình ảnh lá cờ của Đài Loan, quốc kỳ của Đài Loan

Biểu tượng được in trên lá cờ Đài Loan là một biểu tượng mặt trời màu trắng trên nền màu xanh gọi là Thanh Thiên Bạch Nhật, được sử dụng làm thiết kế cho cờ Đảng và huy hiệu của Trung Quốc Quốc Dân Đảng (QDĐ). Nó không chỉ xuất hiện trên lá cờ Đài Loan mà còn xuất hiện trên quốc huy của nước này.

Người thiết kế biểu tượng Thanh Thiên Bạch Nhật cho Trung Quốc Quốc Dân Đảng là Lu Haodong, người được Tôn Trung Sơn gọi là ‘người đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc hy sinh cuộc đời của mình cho Cách mạng dân chủ’. Lu trình bày thiết kế của mình đến quân đội cách mạng lần đầu tiên tại Hong Kong năm 1895.

Trong cuộc khởi nghĩa Vũ Xương năm 1911 làm tiền đề cho sự ra đời của Trung Hoa Dân Quốc, lá cờ Thanh Thiên Bạch Nhật lần đầu tiên được sử dụng bởi các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Quý Châu. Trong khi đó tại Thượng Hải và miền Bắc Trung Quốc, lá cờ Ngũ Sắc lại được sử dụng. Là cờ này gồm 5 sọc ngang với 5 màu khác nhau để đại diện cho 5 sắc tộc khác nhau của Trung Quốc: người Hán (màu đỏ), người Mãn Châu (màu vàng), người Mông Cổ (màu xanh), người Hồi (màu tráng) và người Tây Tạng (màu đen).

Trên quốc huy và lá cờ nước Đài Loan, những tia nắng mặt trời cách xa vòng tròng bên ngoài, tượng trưng cho sự bao la của bầu trời Trung Hoa, trong khi trên huy hiệu của Quốc Dân Đảng thì những tia nắng này dài hơn và chạm hản ra bên ngoài, tượng trưng cho tinh thần cách mạng mạnh mẽ như Mặt trời.

Trong đó, 12 tia sáng của Mặt Trời trắng đại diện cho 12 tháng và 12 canh giờ, mỗi canh giờ tương ứng với 2 giờ hiện đại và tượng trưng cho tinh thần phát triển. Tôn Trung Sơn sau đó còn thiết kế thêm nền màu đỏ lên quốc kỳ của Trung Hoa Dân Quốc, thể hiện máu của các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh trong cuộc lật đổ nhà Thanh, khai sinh ra Trung Hoa Dân Quốc.

Đài Loan có thuộc trung quốc không?

“Đài Loan, Trung Quốc” là một thuật ngữ mang tính chính trị và không rõ ràng giữa Đài Loan và Trung Quốc. Bởi lẽ, Đài Loan và các đảo nhỏ quanh vùng eo biển được xem là một tỉnh nhỏ của Trung Quốc, do bị Trung Quốc xâm chiếm và trở thành thuộc địa. Tuy nhiên, đến năm 1894 thì Đài Loan trở thành thuộc địa của Nhật Bản trong cuộc xâm chiếm Nhật – Trung và dần trở nên tách biệt khỏi Trung Quốc.

Đến năm 1949, khi Trung Quốc với Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Đài Loan là Trung Hoa Dân Quốc cùng tồn tại song song với nhau và Đài Loan tách khỏi quyền kiểm soát của Trung Quốc.

Bà Thái Anh Văn - Tổng thống của đất nước Đài Loan hiện tại
Bà Thái Anh Văn – Tổng thống của đất nước Đài Loan hiện tại

Theo đó, bà Thái Văn Anh – cựu Giáo sư Luật, nhà đàm phán thương mại và là ứng cử viên Tổng thống của Đảng đã tuyên bố rằng: Đài Loan là một quốc gia, quốc gia độc lập. Và khẳng định hòn đảo sẽ bình tĩnh đối phó với Trung Quốc và những diễn biến căng thẳng giữa hai nước không giúp cho quan hệ giữa hai bờ eo biển.

Chính vì những vị thế chính trị quan trọng này, trên Hiến pháp thì Đài Loan có thuộc Trung Quốc, tuy nhiên trên thực tế thì Đài Loan là một quốc gia có chủ quyền riêng, có nhà nước, quân đội và nền kinh tế phát triển. Hoàn toàn không phụ thuộc vào Trung Quốc.

Đài Loan là thuộc địa của nước nào?

Từng là thuộc địa của người phương tây: Các thủy thủ người Bồ Đào Nha đã đi qua Đài Loan vào năm 1544 và họ đã lần đầu tiên ghi vào sổ hàng hải của tàu tên gọi Ilha Formosa, nghĩa là “đảo Xinh đẹp”. Năm 1582, những người sống sót sau một vụ đắm tàu của Bồ Đào Nha đã phải mất mười tuần trên đảo và phải chiến đấu với bệnh sốt rét và thổ dân trước khi trở về được Macau trên một chiếc bè gỗ.

Từng là của Trung Quốc dưới thời cai trị của Nhà Thanh: Năm 1683 (năm thứ 22 Khang Hy nhà Thanh, chính phủ nhà Thanh cử quân tấn công Đài Loan, Trịnh Khắc Sảng dẫn quân quy phục nhà Thanh. Chính phủ nhà Thanh đặt một phủ 3 huyện ở Đài Loan, thuộc tỉnh Phúc Kiến. Từ đó, Đài Loan quay trở về Trung Quốc, dưới sự quản lý thống nhất của chính phủ trung ương, nên liên hệ về mặt chính trị, kinh tế và văn hóa với đất liền Trung Quốc ngày càng chặt chẽ. Đài Loan trở thành một phần không thể chia cắt của đất nước thống nhất.

Trong 50 năm cuối thế kỷ 19 Đài Loan từng là thuộc địa của Nhật Bản
Trong 50 năm cuối thế kỷ 19 Đài Loan từng là thuộc địa của Nhật Bản

Từng là thuộc địa của Nhật Bản: Trong 50 năm cuối thế kỷ 19, Nhật đi lên con đường phát triển tư bản chủ nghĩa sau cuộc cải cách Mây-gi. Năm 1894, Nhật mở cuộc chiến tranh Trung-Nhật, tức là chiến tranh Giáp Ngọ. Năm 1895, Chính phủ nhà Thanh bị đánh bại ký “Điều ước Mã Quan” nhục nước mất quyền với Nhật, cắt Đài Loan và quần đảo Bành Hồ cho Nhật. Từ đó, Đài Loan trở thành thuộc địa của Nhật, bắt đầu thời kỳ bị Nhật chiếm đóng trong 50 năm.

Dân số Đài Loan

  • Dân số hiện tại của Đài Loan là 23.863.220 người vào ngày 28/09/2021 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc.
  • Dân số Đài Loan hiện chiếm 0,30% dân số thế giới.
  • Đài Loan đang đứng thứ 57 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.
  • Mật độ dân số của Đài Loan là 674 người/km2.
  • Với tổng diện tích đất là 35.410 km2. 78,94% dân số sống ở thành thị (18.801.439 người vào năm 2019).
  • Độ tuổi trung bình ở Đài Loan là 43,0 tuổi

Người Đài Loan là tên 1 dân tộc có thể được sử dụng để chỉ các cá nhân tự coi mình mang bản sắc văn hóa đảo Đài Loan hay khu vực Đài Loan do Trung Hoa Dân Quốc kiểm soát từ năm 1945. Có ít nhất ba tiêu chí (đôi khi chồng chéo nhau) để xác định một cá nhân nào đó là người Đài Loan: tiêu chí dân tộc, tiêu chí tự nhận định (gồm cả khái nhiệm “người Đài Loan mới”), và tiêu chí xã hội-văn hóa. Những tiêu chuẩn này nói chung có tính lỏng lẻo, phụ thuộc vào hoàn cảnh xã hội và chính trị. Sự phức tạp từ các tiêu chuẩn cạnh tranh và phát triển pha trộn với một vấn đề tranh cãi lớn hơn về cuộc khủng hoảng bản sắc Đài Loan, vị thế chính trị của Đài Loan, và khả năng độc lập về mặt pháp lý của Đài Loan, hay thống nhất với Cộng hoà nhân dân Trung Quốc.

Theo thống kê chính thức, 98% dân số Đài Loan là người Hán, trong khi 2% là thổ dân Đài Loan. Các thành phần hợp thành “người Đài Loan” thường được nhiều người Đài Loan xem là có bốn nhóm: người Mân Nam (70%), người Khách Gia (15%), người đại lục (13%), và thổ dân Đài Loan (2%). Mặc dù khái niệm về bốn nhóm dân tộc này là do Đảng Dân Tiến vốn do người Phúc Kiến chiếm ưu thế đề ra để xoa dịu căng thẳng giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục, quan niệm này đã trở thành sự phân chia chủ yếu tại Đài Loan trên các vấn đề quốc gia và dân tộc.

Trong tiếng Việt thường ngày, danh từ “người Đài Loan” thường được hiểu là người có quốc tịch Đài Loan, hoặc mang hộ chiếu Đài Loan, hoặc đang sinh sống tại Đài Loan; chứ ít hàm ý về chính trị hay sắc tộc.

Vị trí địa lý của Đài Loan

Đảo Đài Loan nằm ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương, tọa lạc giữa quần đảo Ryukyu của Nhật Bản và quần đảo Philippines, tách rời khỏi lục địa Á-Âu đồng thời có đường biên giới trên biển giáp với Trung Quốc đại lục thông qua eo biển Đài Loan

Đài Loan có diện tích vào khoảng 36.000 km², là đảo lớn thứ 38 trên thế giới với khoảng 70% diện tích là đồi núi còn đồng bằng tập trung chủ yếu tại khu vực ven biển phía tây.Hiện tại, thủ đô và các cơ quan chính phủ trung ương đặt tại Đài Bắc, thành phố lớn nhất là Tân Bắc bao quanh Đài Bắc, tổng nhân khẩu được ước tính vào khoảng 23,5 triệu người, với thành phần chủ yếu là người Hán, các sắc tộc phía Đông Nam Trung Quốc (Hoa Nam và Hoa Đông), người di cư, nhập cư đến từ các khu vực Trung Quốc đại lục, Hồng Kông, Ma Cao, Đông Nam Á và số ít thổ dân Đài Loan.

Bản đồ vị trí địa lý đất nước Đài Loan
Bản đồ vị trí địa lý đất nước Đài Loan

Từ năm 1950 trở đi, 99% lãnh thổ thực tế của Trung Hoa Dân Quốc là đảo Đài Loan, 1% còn lại là các đảo nhỏ khác, tổng diện tích lãnh thổ là 36.197 km². Đài Loan tách biệt Trung Quốc đại lục qua eo biển Đài Loan ở phía tây, phía bắc là biển Hoa Đông, phía đông giáp biển Philippines, qua eo biển Luzon ở phía nam là Philippines, phía tây nam là biển Đông. Đảo dài 400 km theo chiều bắc-nam, rộng 145 km theo chiều đông-tây.

Do hình dạng tương tự củ khoai lang, một bộ phận dân chúng tự gọi là ‘con cái khoai lang’. Ngoài Đài Loan và các đảo phụ thuộc, Trung Hoa Dân Quốc còn quản lý quần đảo Bành Hồ cách Đài Loan 50 km về phía tây, và quần đảo Kim Môn, Mã Tổ, Ô Khâu nằm gần bờ biển tỉnh Phúc Kiến. Trên biển Đông, Trung Hoa Dân Quốc quản lý quần đảo Đông Sa, đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa, song không có cư dân cư trú vĩnh cửu.

Có thể phân đảo Đài Loan thành các loại địa hình như núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên, vùng núi miền đông chiếm hơn một nửa diện tích, trong khi đất có thể canh tác chiếm 24%. Các dãy núi Đài Loan phần lớn có hướng tương tự như cấu tạo địa chất, tại miền bắc có hướng đông bắc-tây nam, tại miền nam có hướng bắc tây bắc-nam đông nam, các dãy núi chủ yếu xếp theo thứ tự đông sang tây là dãy núi Hải Ngạn, dãy núi Trung ương, dãy núi Tuyết Sơn, dãy núi Ngọc Sơn, dãy núi Gia Lý Sơn và dãy núi A Lý Sơn. Đài Loan xếp thứ tư thế giới trong danh sách đảo theo điểm cao nhất, nơi cao nhất đảo là đỉnh Ngọc Sơn cao 3.952 trên mực nước biển, ngoài ra còn có trên 200 đỉnh núi cao trên 3.000 m. Từ các dãy Gia Lý Sơn và A Lý Sơn là các vùng chân núi, gò đồi và cao nguyên bằng phẳng hay nhấp nhô, phần lớn gò đồi là cao nguyên đất đỏ bị sông suối xâm thực chia cắt, các vùng gò đồi chủ yếu là Trúc Đông, Trúc Nam và Miêu Lật, cao nguyên phần lớn tạo thành do lớp đá vụn và đất đỏ tích tụ tạo thành, các cao nguyên trọng yếu là Lâm Khẩu, Đào Viên, Đại Đỗ, Bát Quái.

Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0i_Loan

Khí hậu Đài Loan, ở Đài Loan có tuyết không?

Đài Loan thuộc vùng khí hậu cận nhiệt đới, với nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng từ 250C đến 280C. Nếu bạn đến từ một quốc gia miền ôn đới, bạn có thể để áo khoác mùa đông của bạn ở nhà và tận hưởng sự ấm áp dễ chịu khi đến với Đài Loan. Còn nếu bạn đến từ một quốc gia miền nhiệt đới thì sự mát mẻ của Đài Loan chắc chắn sẽ làm bạn thích thú.

Khí hậu Đài Loan có 4 mùa rõ rệt, mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9, mùa thu từ tháng 10 đến tháng 11, mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2. Nhìn chung có thời tiết ấm áp quanh năm. Điều kiện thời tiết thay đổi bất thường trong mùa xuân và mùa đông, trong khi vào mùa hè và mùa thu thời tiết tương đối ổn định. Đài Loan là rất thích hợp cho du lịch, nhiệt độ trung bình hàng năm là khoảng 25 độ C, những tháng mùa đông nhiệt độ xuống thấp nhất cũng chỉ dao động từ 12-17 độ C.

Hình ảnh tuyết rơi ở Đài Loan vào mùa đông
Hình ảnh tuyết rơi ở Đài Loan vào mùa đông

Mùa đông tại Đài Loan bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 2 nhiệt độ khoảng từ 10° C – 15° C. Thời tiết khí hậu tại Đài Nam sẽ ấm hơn so với thời tiết khí hậu tại Đài Bắc. Thời tiết mùa đông của Đài Loan sẽ diễn ra theo chu kỳ như sau. Không khí lạnh từ Trung Hoa Đại Lục thổi vào, khi gặp hơi ấm từ biển của Đài Loan thường diễn ra mưa, khi mưa xuống sẽ làm cho nhiệt độ giảm xuống trong vài ngày sau đó lại trở lại theo một vòng tuần hoàn như trên.

Với nhiệt độ khoảng từ 10-15 độ C thì chắc chắn vào mùa đông tại Đài Loan ở một số nơi sẽ có tuyết rơi. Nếu sống tại Đài Loan ( đặc biệt khu vực Đài Bắc) ở một số nơi bạn sẽ được ngắm tuyết rơi đó.

Giao thông tại Đài Loan

Hệ thống công lộ và cầu trên đảo Đài Loan tổng cộng dài khoảng 47.000 km, đại bộ phận tập trung tại khu vực miền tây phát triển hơn. Hai tuyến đường dài nhất đều liên kết miền bắc và miền nam Đài Loan, lần lượt là Công lộ cao tốc Trung Sơn thông xe năm 1978 và dài 373 km, Công lộ cao tốc Formosa thông xe năm 1997 và dài 432 km. Ngoài ra, khu vực phát triển tại miền đông cũng có tuyến đường có thể đi với tốc độ cao, từ Đài Bắc đến huyện Nghi Lan có đường hầm Tuyết Sơn và Công lộ cao tốc Tương Vị Thủy.

Hình ảnh sân bay quốc tế Đào Viên
Hình ảnh sân bay quốc tế Đào Viên

Trên lĩnh vực vận tải công cộng, các địa phương lập điểm phục vụ xe buýt đường dài trên quy mô lớn, trong năm 2008 ước tính có 7.200 lượt phục vụ xe buýt đường dài. Cục Quản lý Đường sắt Đài Loan quản lý một mạng lưới đường sắt dày đặc, hệ thống vận tải đường sắt ước tính dài khoảng 1.066,6 km. Căn cứ thống kê năm 2013, số lượt người sử dụng mạng lưới đường sắt của cục hàng ngày là 622.705.

Trên đảo Đài Loan có 7 thương cảng trọng yếu, 5 cảng vận chuyển quốc tế chủ yếu là cảng Cơ Long, cảng Tô Áo, cảng Đài Trung, cảng Cao Hùng và cảng Hoa Liên; chính phủ lập khu cảng mậu dịch tự do tại cảng Tô Áo, cảng Đài Bắc, cảng Đài Trung, cảng An Bình và cảng Cao Hùng. Đến cuối năm 2013, tổng cộng 72 cảng có hoạt động kinh doanh, cảng Cao Hùng là cảng lớn nhất Đài Loan và đứng thứ 13 thế giới về số lượng container.

Các sân bay quốc tế chủ yếu của Đài Loan là sân bay Tùng Sơn Đài Bắc, sân bay Đào Viên Đài Loan, sân bay Thanh Tuyền Cương Đài Trung, sân bay quốc tế Cao Hùng. Năm 2013, tổng cộng có 63 công ty hàng không khai thác các chuyến bay đi và đến Đài Loan, China Airlines và EVA Air nằm trong các hãng chủ yếu có đường bay quốc tế. Ngoài ra còn có 15 sân bay quốc nội, liên kết giao thông với các đảo.

Kinh tế tại Đài Loan

Sau khi dời sang Đài Loan vào năm năm 1949, Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đề xuất nhiều kế hoạch kinh tế, trong thập niên 1960 phát triển thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa định hướng xuất khẩu. Ngày nay, chính phủ dần giảm thiểu can dự vào đầu tư và ngoại thương, một số ngân hàng quốc hữu và doanh nghiệp quốc doanh liên tục được tư hữu hóa.

Đài Loan - Nền kinh tế sáng tạo nhất Thế Giới
Đài Loan – Nền kinh tế sáng tạo nhất Thế Giới

Năm 2014, tổng sản phẩm quốc nội đạt 523,567 tỷ USD, GDP/người đạt 22.317 USD. Chấp hành chính sách, xuất khẩu thương phẩm, đầu tư sản xuất trở thành động lực chủ yếu của cải cách sản xuất, sản phẩm cơ giới công nghiệp là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất. Xuất siêu khổng lồ khiến dự trữ ngoại hối của Đài Loan chỉ đứng sau nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản và Nga, dự trữ ngoại hối cuối tháng 7 năm 2015 là 421,96 tỷ USD. Đài Loan cùng với Hồng Kông, Hàn Quốc và Singapore được xếp vào nhóm Bốn con rồng châu Á. Năm 2014, GDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương của Đài Loan là 45.853,742 USD, xếp thứ 19 thế giới.

Năm 2015, Báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp Đài Loan ở vị trí thứ 14. Căn cứ theo thống kê của Bộ Tài chính Trung Hoa Dân Quốc, năm 2014 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 588,07 tỷ USD, tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu lần lượt là 313,84 tỷ USD và 274,23 tỷ USD. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ 32,1% GDP vào năm 1952, và giảm xuống còn 1,7% vào năm 2013.

Không giống các quốc gia như Hàn Quốc hay Nhật Bản, kinh tế Đài Loan chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, thay vì các tập đoàn quy mô lớn. Đài Loan nhập khẩu nhiều nhất từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ả Rập Xê Út và Hàn Quốc, các quốc gia Đài Loan xuất khẩu nhiều nhất là nước Cộng hòa Nhận dân Trung Hoa, Hồng Kông, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Singapore, các đối tác mậu dịch chủ yếu khác là Malaysia, Đức, Úc, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Thái Lan.

Văn Hóa – Ẩm thực tại Đài Loan

Văn hóa ẩm thực Đài Loan dung hợp phong cách ẩm thực các khu vực, các trường phái chủ yếu là ẩm thực Mân Nam Đài Loan, ẩm thực Khách Gia Đài Loan, các phong cách ngoại tỉnh Hồ Nam, Sơn Đông, Quảng Đông. Do đại bộ phận nhân khẩu là người Hán, các món ăn đại đa số là món ăn Trung Quốc, đồng thời hỗn hợp các phong cách phương Nam như Hồng Kông, Tứ Xuyên, Giang Tô, Chiết Giang. Đài Loan từng bị Nhật Bản thống trị trong 50 năm, góp phần hình thành các món ăn của người Mân Nam và người Khách Gia tại Đài Loan, và ảnh hưởng của văn hóa ẩm thực Nhật Bản hiện nay.

Trà sữa, đồ uống của Đài Loan nổi tiếng khắp thế giới
Trà sữa, đồ uống của Đài Loan nổi tiếng khắp thế giới

Chợ đêm tại các đô thị do bày bán rất nhiều đồ ăn nhẹ nên thu hút nhiều khách tới, trở thành một đại diện quan trọng cho sinh hoạt văn hóa, các đồ ăn nhẹ thông dụng là trứng chiên hàu, ức gà chiên, đậu phụ thối, gà rán mặn, bánh bao chiên, bánh cơm tiết, mì hàu, cơm thịt hầm, bánh tro, nhục viên, mì đam tử, mì thịt bò, tiểu long bao. Đồ uống nổi tiếng của Đài Loan có hồng trà bong bóng và trà sữa trân châu, hồng trà bong bóng do có fructose nên sau khi lắc đều sẽ có bọt phía trên, trà sữa trân châu có các hạt bột sắn, hai loại đồ uống này cũng được đón nhận khi phổ biến sang Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Việt Nam, Australia, châu Âu và Bắc Mỹ

Ngày nay, diện mạo ngành giải trí Đài Loan không ngừng được cải biến, hình thành văn hóa truyền thông đại chúng với cơ sở dựa trên truyền hình, Internet. Trong đó, các chương trình truyền hình Đài Loan được bên ngoài đón nhận, liên tiếp được phát sóng tại Singapore, Malaysia và các quốc gia khác tại châu Á. Nhiều công ty tiến hành đầu tư quay phim truyền hình dài tập, do phù hợp với thị hiếu dân chúng Đài Loan nên được phân thành một loại hình phim truyền hình độc lập, các tác phẩm được đón nhận như “Thơ Ngây”, “Hoa dạng thiếu niên thiếu nữ”, “Định mệnh anh yêu em”, “Anh hùng du côn” cũng đạt được thành công tại các quốc gia châu Á khác. Ngoài ra, do hiện nay xã hội Đài Loan có bối cảnh đa nguyên, tự do và giàu tính sáng tác, do đó có thể cung cấp không gian tốt để cho ngành điện ảnh và truyền hình Đài Loan phát triển. Điện ảnh Đài Loan từng nhiều lần nhận giải thưởng quốc tế hay được trình chiếu tại các liên hoan phim trên thế giới, các đạo diễn điện ảnh nổi tiếng của Đài Loan gồm có Lý An, Thái Minh Lượng, Dương Đức Xương, Hầu Hiếu Hiền, Nữu Thừa Trạch và những người khác. Điện ảnh Đài Loan từng xuống dốc trước ảnh hưởng từ nền điện ảnh phát triển của Hồng Kông. Kể từ sau phim “Mũi Đất Số 7” năm 2008, điện ảnh Đài Loan bước vào cơn sốt phục hưng

Tại Đài Loan có rất nhiều bảo tàng để du khách tham quan hay học tập, Bảo tàng Cố cung Quốc lập là nơi lưu giữ 650.000 hiện vật đồ đồng thanh, đồ ngọc bích, thư pháp, hội họa và đồ sứ Trung Quốc, được nhận định phổ biến là một trong những bảo tàng quan trọng nhất trong lĩnh vực sưu tầm nghệ thuật Trung Quốc.

Từ năm 1933 trở đi, Chính phủ Trung Hoa Dân quốc bắt đầu đưa các vật phẩm nghệ thuật vốn lưu trữ tại Cố cung Bắc Kinh đi nơi khác, sau nhiều lần di chuyển cuối cùng một bộ phận vật phẩm được vận chuyển đến Đài Loan trong thời gian nội chiến lần thứ hai. Mặc dù mỗi quý bảo tàng đều thay đổi nội dung triển lãm, song phải mất tới 12 năm để trưng bày toàn bộ vật phẩm nghệ thuật sở hữu. Tại Nhà Kỷ niệm Tưởng Giới Thạch có Viện Hí kịch Quốc gia và Phòng Âm nhạc Quốc gia có hoạt động biểu diễn văn nghệ; Nhà Kỷ niệm Tôn Trung Sơn cũng cử hành nhiều loại hình hoạt động văn hóa, âm nhạc và diễn thuyết. Ngoài ra, chính phủ còn thành lập Bảo tàng Mỹ thuật Quốc lập Đài Loan tại Đài Trung, lưu trữ các bức họa từ thời Minh-Thanh và tác phẩm của các nhà nghệ thuật đương đại Đài Loan.

Giáo dục tại Đài Loan

Chế độ giáo dục Đài Loan chủ yếu là tổng hợp đặc điểm thể chế giáo dục Trung Quốc và Hoa Kỳ mà thành. Chính phủ sử dụng phương thức pháp luật chế định để khiến nhân dân được hưởng giáo dục nghĩa vụ 9 năm, sau đó tiến đến phát triển thành chương trình thông suốt 9 năm, song vào năm 2012 có 99,15% học sinh tiếp tục theo học trung học cao cấp hay trung học cao cấp kỹ thuật. Hiện nay, hệ thống giáo dục Đài Loan bao gồm giáo dục tiểu học 6 năm, giáo dục trung học quốc gia 3 năm, giáo dục trung học cao cấp 3 năm, giáo dục bậc đại học kéo dài 4 năm, các đại học danh tiếng là Đại học quốc lập Đài Loan, Đài học Quốc lập Thanh Hoa, Đại học Quốc lập Giao thông, Đại học Quốc lập Thành Công, Đại học Quốc lập Trung Sơn, Đại học Khoa học Kỹ thuật Quốc lập Đài Loan.

Hình ảnh trường đại học quốc gia Đài Loan
Hình ảnh trường đại học quốc gia Đài Loan

Hiện nay, giáo dục khiến học sinh đạt điểm số cao trong toán học, khoa học, song bị chỉ trích là tạo áp lực quá lớn cho học sinh, quá nhấn mạnh học thuộc mà lại giảm thiểu sức sáng tạo. Sinh viên sau bốn năm đại học đạt được học vị cử nhân, có thể tiếp tục học tập để đạt học vị thạc sĩ, tiến sĩ; mỗi năm cũng có rất nhiều học sinh sang học tại ngoại quốc, đông nhất là sang Hoa Kỳ. Bộ Giáo dục trong một thời gian dài hướng tới thu hút sinh viên người Hoa hải ngoại tại Đông Á và Đông Nam Á, gần đây tích cực mở rộng số du học sinh quốc tế và Trung Quốc đại lục, đặt trọng điểm vào chương trình đào tạo bằng tiếng Anh để đáp ứng nhu cầu quốc tế hóa. Tính đến cuối năm 2012, số người Đài Loan không biết đọc chiếm khoảng 1,71% tổng dân số.

Tìm hiểu chi tiết các khu vực cụ thể của Đất Nước Đài Loan

Đài Bắc Đài Trung Đài Nam
Cao Hùng Tân Bắc Đào Viên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.