Chat hỗ trợ
Chat ngay

GIỚI THIỆU VỀ ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN

Được mệnh danh là đất nước mặt trời mọc, Nhật Bản là quốc gia có nền văn hóa đậm nét truyền thống, độc đáo và giàu bản sắc. Với địa hình được bao quanh hoàn toàn bởi biển. Nhật Bản có được khí hậu và địa hình đặc trưng, tạo nên những địa danh, thắng cảnh đẹp riêng biệt. Đặc biệt tính cách người Nhật cũng sẽ khiến bạn thấy thích thú khi tiếp xúc với họ. Hãy cùng tìm hiểu tổng quan về đất nước Nhật Bản qua bài viết này nhé.

1. Quốc hiệu, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca của Nhật Bản

Quốc hiệu

Từ thời cổ xưa, quốc đảo Nhật Bản được gọi với những tên gọi khác nhau như Bát Đại Châu Quốc, Vĩ Nguyên Trung Quốc, Phong Vĩ Nguyễn Thụy Tuệ Quốc. Đến năm năm 42 trước công nguyên, đời Thần Vũ Thiên Hoàng, đã gọi nơi dựng nước là yamato, phiên âm Hán Việt là Hòa hay Đại Hòa. Trong tiếng Nhật, “yama” có nghĩa là núi, “to” có nghĩa là vùng đất, hợp lại có nghĩa là vùng đất của núi non- quốc hiệu đặt theo đặc điểm địa hình.

Năm 1868, Hoàng đế Meiji (Minh Trị) nắm quyền và bắt tay vào công cuộc phục hưng đất nước, chủ nghĩa dân tộc bành trướng của Nhật bắt đầu hình thành, Nhật Bản trở thành nước đế quốc chủ nghĩa chuyên chế phong kiến, Hiến pháp Minh Trị năm 1889 đặt quốc hiệu là Đại NHật Bản Đế Quốc. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, Đại Nhật Bản đế quốc đã bị chiến bại và đầu hàng. Bản hiến pháp công bố tháng 11/1946 đặt quốc hiệu là Nhật BẢn, và tên này đc sử dụng liên tục cho đến ngày nay.

Quốc kỳ

Quốc kỳ Nhật Bản là một hiệu kỳ hình chữ nhật màu trắng với một đĩa tròn màu đỏ lớn (đại diện cho mặt trời) tại trung tâm. Quốc kỳ được gọi chính thức là Nisshōki (日章旗 Nhật chương kỳ?) trong tiếng Nhật, song được gọi thông tục hơn là Hinomaru (日の丸 Nhật chi hoàn).

Quốc huy

Quốc huy Nhật là hình ảnh một bông hoa cúc vàng 16 cánh bằng nhau. Đây là nguyên hình vẽ trên huy trưng của hoàng thất. Thiên hoàng là tượng trưng cho nước Nhật, huy trưng của thiên hoàng là biểu tượng của hoàng thất. NĂm 1867, hoàng huy đc chính thức xác định là quốc huy của Nhật Bản.

Quốc ca

Kimi Ga Yo (君が代 Quân Chi Đại) là quốc ca của Nhật Bản. Lời của bản quốc ca này dựa trên một bài Hòa ca cổ trong thi tập Cổ kim Hòa ca tập được viết vào thời kỳ Heian (khoảng thế kỉ 10). Tác giả bản nhạc là Hiromori Hayashi, trưởng ban nhạc trong Cung nội sảnh, viết năm 1880. Sau đó phần ký âm theo nhạc lý Tây phương được Franz Ecker, một giáo viên âm nhạc người Đức soạn ra.

Năm 1893 (Minh Trị thứ 26) bài Kimigayo được bộ Giáo dục Nhật Bản công bố trở thành bài phải được hát trong các trường học vào ngày lễ. Tuy nhiên sau chiến tranh thế giới thứ 2, bài Kimigayo bị phê phán nhiều bởi đó là biểu tượng cho chủ nghĩa quân phiệt, cho chế độ Thiên hoàng. Đó là quốc ca của một đất nước quân phiệt hoá bằng chiến tranh Nhật-Thanh, chiến tranh Nhật-Nga, sự kiện Mãn Châu và chiến tranh Thái Bình Dương. Mặc dù có rất nhiều phản đối, ngày 9 tháng 8 năm 1999, Kimigayo trở thành quốc ca chính thức của Nhật Bản và điều này đã được ghi rõ trong hiến pháp.

2. Vị trí địa lý, diện tích và địa hình, khí hậu của Nhật Bản

Vị trí địa lý

Đất nước Nhật Bản nằm ở phía Đông của châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương. Nhật Bản gồm 4 đảo chính, Honshu, Hokkaido, Kyushuy và Shikoku, nhiều dãy đảo và khoảng 3.900 đảo nhỏ. Honshu chiếm trên 60% diện tích. Những quốc gia và lãnh thổ lân cận ở vùng biển Nhật Bản là Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc; ở vùng biển Đông Hải là Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.

Tổng diện tích của Nhật Bản là 377.815 km², đứng thứ 60 trên thế giới về diện tích và chiếm chưa đầy 0,3% tổng diện tích đất toàn thế giới.

Địa hình

Địa hình núi chiếm 73% diện tích tự nhiên của Nhật Bản. Giữa các núi có những bồn địa nhỏ, các cao nguyên và cụm cao nguyên. Số lượng sông suối nhiều, nhưng độ dài của sông không lớn. Ven biển có những bình nguyên nhỏ hẹp là nơi tập trung dân cư và các cơ sở kinh tế nhất là phía bờ Thái Bình Dương.

Khí hậu

Nhật Bản thuộc vùng khí hậu ôn đới, mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh nên thời tiết thay đổi thất thường. Lượng nhiệt trung bình và các mùa thể hiện rất rõ trong năm, lượng mưa hàng năm dao động trong khoảng 500-1000 mm. Ở hầu hết các miền của Nhật Bản đều có 4 mùa rõ rệt. Mùa hè ấm và ẩm, bắt đầu khoảng giữa tháng 7; Mùa Xuân và mùa Thu là những mùa dễ chịu nhất trong năm. Vì có mưa nhiều và khí hậu ôn hòa nên trên khắp quần đảo Nhật Bản đều có những cánh rừng màu mỡ và cây cối xanh tốt.

3. Kinh tế – xã hội ở nước Nhật Bản

Kinh tế

Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên, ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu. Mặc dù phải gánh chịu thiệt hại nặng nề từ Thế Chiến Thứ II. Đất nước Nhật Bản đã vươn lên và được đánh giá là một cường quốc kinh tế với nền kinh tế đứng thứ 3 toàn cầu sau Hoa Kỳ và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đây là đất nước đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 về nhập khẩu.

Về khoa học kỹ thuật, Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới về lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ máy móc và nghiên cứu y học. Đây cũng là quốc gia đứng thứ 3 trên thế giới về phát minh trong lĩnh vực ô tô, máy móc, quang học, hóa chất hay chất bán kim loại. Nhật cũng là nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới và là quê hương của 6 trong tổng số 15 nhà sản xuất ô tô lớn nhất toàn cầu.

Văn hóa xã hội

Tính cách và cách cư xử của người Nhật có lẽ bị ảnh hưởng bởi văn hóa truyền thống Nhật Bản cho đến tận ngày nay. Ở Nhật Bản, nơi có ít cơ hội giao lưu với các nước khác giữa các đảo quốc, mọi nền văn hóa như phong tục, tập quán ăn uống, nếp nghĩ đều được phát triển độc lập.

Nhật Bản tôn giáo là Phật giáo hiện nay có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ đại và được du nhập vào Nhật Bản thông qua Trung Quốc và Triều Tiên. Tuy nhiên, với việc bổ sung những ý tưởng độc đáo của Nhật Bản vào Phật giáo đó, nó đã thay đổi thành một tôn giáo “cảm nhận” quyền năng trong Chúa. Mặt khác, trong tôn giáo của văn hóa phương Tây, sự dạy dỗ của Chúa Giê Su Ky Tô được coi là một tôn giáo “tin”, và có sự khác biệt lớn giữa văn hóa Nhật Bản và văn hóa phương Tây.

Hệ thống giáo dục

Nền giáo dục Nhật Bản đề cao tính độc lập và bạn phải có tinh thần kỷ luật cao. Họ được học nhiều kỹ năng, giáo viên thì nhiệt tình, dạy thực hành nhiều hơn là dạy lý thuyết. Giáo viên sẽ dạy bạn cách học dễ hiểu nhất nếu bạn chưa thành thạo ngôn ngữ. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ bị kỷ luật nghiêm nếu bạn không học hoặc nghỉ học quá nhiều.

Việc học và việc làm thêm: Nhật Bản luôn có chính sách hỗ trợ sinh viên quốc tế đó là du học nhật bản hệ vừa học vừa làm. Du học sinh tại Nhật Bản có thể vừa đi học và vừa làm thêm để trang trải chi phí sinh hoạt. Việc cân bằng giữa việc học và làm thêm là vấn đề khó khăn. Để tìm được công việc tốt ở Nhật thì cần có trình độ. Để giúp đỡ gia đình, nhiều bạn đôi khi lơ là việc học mà dành hết thời gian đi làm.

4. Hệ thống giao thông tại nước Nhật Bản

Tàu điện

Khi nhắc đến các phương tiện giao thông của Nhật Bản thì đầu tiên phải kể đến là hệ thống tàu điện, gồm tàu thường, tàu nhanh, tàu tốc hành, tàu tốc hành đặc biệt và tàu cao tốc Shinkansen. Trong đó, tàu cao tốc Shinkansen là nhanh nhất và rất nổi tiếng trên thế giới, trở thành một “đặc sản” phải trải nghiệm khi đến Nhật Bản. Bên cạnh đó, Nhật Bản có 3 đường tàu chính là đường tàu điện ngầm, đường tàu của các công ty tư nhân và phổ biết nhất là đường tàu của công ty đường sắt JR Group (Japan Railways Group). Trung bình ở Nhật bạn sẽ mất khoảng 5-10 phút để tìm một nhà ga.

Xe buýt

Cùng với sự đa dạng của tàu điện thì xe buýt cũng không kém phần. Có nhiều dạng xe buýt phục vụ cho nhu cầu riêng của từng người như xe buýt tốc độ cao để đón đoàn du lịch, xe buýt đêm để đi xa… Thêm vào đó, cũng có những loại xe với tiện nghi đầy đủ như có nhà vệ sinh bên trong, xe hai tầng… Những khu vực càng đông dân cư thì tần suất xe buýt càng nhiều. Ngoài ra, ở bến xe buýt còn có đầy đủ thông tin về bến đỗ, thời gian xuất phát, ngày xe chạy, ngày nghỉ… rất thuận tiện cho mọi người theo dõi.

Xe đạp

Người Nhật thích sử dụng xe đạp không những vì sự nhỏ gọn tiện lợi và tiết kiệm được chi phí mà còn rất bảo vệ môi trường. Ngoài ra, với một đất nước an toàn như Nhật Bản thì việc mất mát khi để xe ở ngoài là điều hiếm khi xảy ra, chính vì vậy, họ lại càng thích sử dụng xe đạp hơn.

5. Những điểm đến hấp dẫn khi bạn đến Nhật Bản

Cung điện hoàng gia Tokyo

Cung điện có diện tích rộng khoảng 7.5 km2 là dinh thự của gia đình hoàng gia Nhật gồm nhiều tòa nhà hành chính, cơ quan lưu trữ nhà nước, viện bảo tàng và các khu vườn xinh xắn. Cung điện hoàng gia được xây dựng ở phía Tây và phía Đông gọi là Vườn phía Đông. Đây giống như một công viên rộng lớn với những thảm cỏ xanh trải rộng mênh mông. Có thể nói đây chính là một điểm dừng chân lý tưởng để bạn có thể cảm nhận được trọn vẹn sự bình yên giữa cuộc sống xô bồ, náo nhiệt ngoài kia.

Hoàng cung nằm trong khu Chiyoda của Tokyo, gần ga tàu lửa Tokyo với khuôn viên rất rộng được ví như một công viên vì có nhiều cây xanh, hồ nước (tổng diện tích là 7,41 km vuông). Hoàng cung ngày nay được xây trên nền cũ của cung điện Edo và hoàn thành năm 1888. Sau khi bị tàn phá trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, cung điện đã được phục dựng lại như cũ, hoàn thành năm 1968 và được giữ nguyên đến nay.

Đền senso jii

Đền Senso jii là ngôi đền cổ đại nhất tại Tokyo và Kaminarimon và là biểu tượng của thành phố. Con đường dẫn vào đền dài khoảng 200m là nơi du khách có thể tham quan mua sắm mọi thứ. Đền Asakusa và một ngôi chùa 5 tầng nằm gần đền thờ chính. Theo lịch sử, vào thế kỷ thứ 7 có hai ngư dân đánh bắt cá đã vô tình tìm thấy bức tượng Kannon. Sau đó vị trưởng thôn của họ đã quyết định dùng ngôi nhà riêng của mình để xây dựng ngôi đền sau khi nhận được những lời nhắn gửi từ các thần linh.

Tháp truyền hình Tokyo

Tháp truyền hình Tokyo có hình dáng tương đồng với tháp Eiffel nổi tiếng của Pháp, và nó đang là điểm đến du lịch hấp dẫn với mọi khách du lịch tới thăm thành phố này. Tháp Tokyo là hai kiến trúc nhân tạo cao nhất tại Nhật với chiều cao 634m, hoàn thành vào năm 2012. Nếu bạn chiêm ngưỡng tháp Tokyo vào buổi tối thì đây là khoảng thời gian cực kỳ đẹp vì tháp sẽ được bao phủ bởi ánh đèn trang hoàng rực rỡ.

Núi Phú Sỹ

Núi Phú Sỹ quanh năm tuyết phủ trắng xóa là một trong những biểu tượng bất biến của đất nước mặt trời mọc. Nếu bạn chưa biết màu sắc, hương vị và sự lung linh của tuyết trắng, bạn có thể đến núi Phú Sỹ vào bất kì lúc nào trong năm.

Tại núi Phú Sỹ, bạn có thể trượt tuyết, làm người tuyết, đi dạo trên những con đường tuyết rơi và tha hồ chụp choẹt những bức ảnh tuyệt đẹp. Trên núi Phú Sỹ, rất nhiều khu vui chơi trượt tuyết nổi tiếng.

Làng lịch sử Shirakawa-Go và Gokayama

Làng cổ Shirakawa-go nằm ở chân núi Haku-san, tỉnh Gifu, miền Trung Nhật Bản, được UNESCO công nhận là di sản văn thế giới năm 1995. Khung cảnh đồng quê bình yên, thơ mộng và giản dị ở làng cổ Shirakawa-go là món quà mà du lịch Nhật Bản mang đến cho du khách. Lạc chân vào ngôi làng này, bạn sẽ có cảm giác như lạc vào thế giới cổ tích ngọt ngào.

Với hơn 100 ngôi nhà cổ được xây dựng cách đây hàng trăm năm theo phong cách kiến trúc Gassho-zukuri, có nghĩa là “chắp tay cầu nguyện”. Mái nhà được lợp cỏ tranh hoặc rơm rất dày để chống đỡ các lớp tuyết trong mùa đông. Mái nhà được ghép với nhau như hình ảnh tay chắp lại cầu nguyện.

6. Các lễ hội đặc sắc tại Nhật Bản

Lễ hội Oshougatsu (tết truyền thống tại Nhật)

Nhật Bản là một đất nước có nền kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển lớn mạnh. Đặc biệt, văn hóa Nhật Bản mang một giá trị truyền thống lan rộng không chỉ trong nước mà cả ngoài cộng đồng quốc tế. Nhật Bản từ lâu đã không còn đón tết âm lịch như các nước Châu Á khác do quá trình hội nhập, ảnh hưởng của văn hóa phương Tây mang lại không hề nhỏ đến văn hóa Nhật Bản. Mặc dù vậy, những sắc thái văn hóa đặc trưng của phương Đông vẫn luôn được giữ gìn trong ngày tết truyền thống tại nơi đây. Tuy nhiên cũng có những nét đặc sắc về phong tục tập quán, về các nghi thức khác biệt mang đậm bản chất của một nền văn hóa truyền thống lâu đời.

Lễ hội Oshougatsu

Ở Nhật Bản, người Nhật cũng ăn cơm tất niên, viết thiệp, lì xì năm mới cho trẻ em và đi lễ chùa đầu năm,.. Họ cũng trang trí, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón mừng ngày Oshogatsu. Bữa ăn tất niên cuối năm của người Nhật được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng với các món ăn truyền thống làm từ cá, hải sản và ngũ cốc. Đây sẽ là dịp để mọi thành viên trong gia đình cùng nhau ăn bữa cơm và trò chuyện vui vẻ trong không khí đầm ấm, hạnh phúc.

Vào dịp năm mới, tại Nhật Bản có trò thả diều Takoage khá phổ biến. Những chiếc diều có hình thù, họa tiết trang trí khác nhau. Ngoài ra còn có nhiều trò chơi truyền thống khác như trò chơi quay Komamawashi, đánh cầu lông Hanetsuki,… thu hút được nhiều người tham gia và hưởng ứng.

Lễ hội Hanami (Lễ hội Hoa anh đào)

Lễ hội Hoa anh đào được diễn ra hàng năm vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4 là lúc mùa hoa anh đào nở rộ. Đây là một ngày lễ lớn tại Nhật và thu hút rất nhiều khách tham quan du lịch đến để thưởng thức vẻ đẹp lay động lòng người của loài hoa này.

Vào dịp lễ hội, mọi người cùng nhau quây quần ăn uống, ca hát, nói chuyện vui vẻ dưới gốc cây anh đào khiến không khí trở nên vô cùng ấm cúng. Lễ hội hanami trở thành một ngày lễ lớn mang đậm nét văn hóacủa người dân Nhật Bản.

LỄ HỘI HOA ANH ĐÀO NỔI TIẾNG Ở NHẬT BẢN

Hoạt động chính của lễ hội này là ngắm hoa đúng như tên gọi của nó. Mọi người có thể thưởng lãm hoa bằng việc chuẩn bị đồ ăn, thức uống cùng các thành viên trong nhóm ngồi dưới tán cây ăn uống, trò chuyện và ngắm hoa. Lễ hội này diễn ra cả ngày và đêm. Đây là lễ hội lớn của toàn dân nên bạn phải đến sớm để chọn chỗ nếu bạn muốn có một chỗ ngồi lý tưởng.

Ngoài ra, bạn có thể đi tản bộ dưới tán cây hoa anh đào để thưởng thức vẻ đẹp tinh khôi của loài hoa này. Hương hoa thơm dịu nhẹ, thỉnh thoảng những cơn gió nhẹ nhàng lướt qua làm những cánh hoa anh đào mỏng manh bay bay trong gió, tạo nên một khung cảnh vô cùng thơ mộng đẹp đến xao xuyến lòng người.

Lễ hội Tanabata (Lễ hội ngưu lang chức nữ)

Ở đất nước Mặt trời mọc, lễ hội Tanabata là một lễ hội lãng mạn nhất. Lễ hội này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cứ vào ngày 7/7 hằng năm tại Nhật Bản người ta lại tổ chức lễ hội ngắm sao hay còn gọi tên khác là lễ Thất Tịch.

Vào ngày lễ hội Tanabata, người dân Nhật Bản thường viết vào một mảnh giấy những lời cầu nguyện và treo chúng lên cành tre. Sau khi lễ hội này kết thúc người ta sẽ đem cây tre và đồ trang trí lên thuyền trôi nổi trên mặt sông hoặc đốt đi. Màu sắc chủ đạo để trang trí cành tre gồm 5 màu: hồng, trắng, xanh lục, vàng, đen. Ngoài ra nhiều cặp đôi đang yêu cũng đến các đền thờ để cầu nguyện, mong tìm được ý trung nhân.

Tanabata, lễ Thất Tịch, ngày tình nhân của xứ sở hoa Anh Đào

Lễ hội Tanabata là lễ hội kỷ niệm, lễ hội cầu chúc phước lành cho toàn dân Nhật Bản. Vào ngày này, trên đường phố lúc nào cũng bắt gặp những cây tre có treo những chiếc bùa và người dân khoác lên mình trang phục truyền thống. Ngoài ra trong lễ hội còn tổ chức biểu diễn pháo hoa, hoạt động âm nhạc truyền thống, …

7. Nền ẩm thực tại Nhật Bản

sushi 

Nhắc tới ẩm thực Nhật Bản, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới món Sushi – món ăn đại diện cho đất nước Mặt Trời Mọc nổi tiếng trên toàn thế giới. Đây là món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn của người Nhật, đặc biệt những ngày lễ truyền thống, sushi được trưng bày trên bàn tiệc với đủ màu sắc và mùi vị khác nhau. Sushi có rất nhiều thành phần và công thức chế biến khác nhau, tuy nhiên nguyên liệu chính làm nên món này là cơm trộn giấm kết hợp với các loại hải sản tươi sống như hàu, bào ngư, cá hồi, tôm… dùng kèm với dưa leo, củ cải muối, trứng ngọt tráng mỏng, wasabi (mù tạt), nước tương.

Món ăn Sushi của Nhật Bản

Tempura 

Tempura là món chiên phổ biến của xứ sở Mặt Trời Mọc. Tuy ra đời sau Sushi nhưng Tempura lại mang đến hương vị mới lạ nên được người Nhật đặc biệt yêu thích. Nguyên liệu chế biến Tempura rất da dạng bao gồm cả động vật và thực vật như thuỷ hải sản tươi sống: tôm mực, sò điệp, cua, các loại cá và rau xanh… Món ăn hấp dẫn bởi sắc vàng tươi của bột chiên xù, mềm béo của tôm biển và nên thưởng thức ngay lúc vừa chiên ra.

Tôm Tempura Nhật Bản

Mì Soba

Ai đã từng thưởng thức qua món mì này chắc hẳn sẽ không quen được cái vị đậm đà, dai dai của nó. Hấp dẫn thực khách từ ánh nhìn đầu tiên, mì soba có thể ăn nóng hoặc lạnh. Khi thưởng thức mì Soba lạnh, người ta chấm với nước tương và ăn kèm với củ mài, rong biển, hành lá, và mù tạt.

Mì Soba - món ăn không nên bỏ qua

Tonkatsu

Tonkatsu là một món ăn phổ biến tại Nhật Bản được làm từ thịt lợn và thường được ăn kèm với súp miso và bắp cải. Để chế biến món chiên ngon miệng này, thịt sẽ được thái lát những miếng vừa ăn, sau đó được ướp muối và tiêu. Lớp bột chiên vàng ruộm của miếng thịt đến từ lớp bột mì được nhúng vào trứng và tẩm bột chiên xù trước khi được rán ngập dầu.

Tonkatsu – món thịt chiên xù Nhật Bản

Yakitori

Đây là một món ăn được làm từ thịt gà và được rất nhiều du khách yêu thích nhất mỗi khi đến Nhật Bản. Thịt gà sẽ được ướp thật kỹ với muối và nước sốt ‘tare’ được làm từ nước tương, mirin, rượu Sake và đường. Món ăn có thể thêm chút gừng tạo mùi thơm nồng và một chút béo ngậy từ dầu vừng, thêm chút ngọt thanh của mật ong tạo nên hương vị hấp dẫn, hút hồn thực khách mỗi khi họ ngửi thấy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.