Thành phố Đào Viên là một thành phố của Đài Loan, thành phố này nằm ở tây bắc của đảo Đài Loan, kế bên huyện Đài Bắc. Khu Đào Viên là trung tâm thành phố. “Đào Viên” có nghĩa là “vườn đào,” do khu vực này từng có nhiều hoa đào. Đào Viên là một khu vực công nghiệp quan trọng của Đài Loan. Sân bay quốc tế Đào Viên Đài Loan nằm ở huyện này. Cùng vieclamdailoan tìm hiểu chi tiết một số thông tin cơ bản về thành phố Đào Viên trong bài viết này nhé.

Một vài thông tin cơ bản về thành phố Đào Viên
Vị trí địa lý thành phố Đào Viên
Thành phố Đào Viên nằm ở tây bắc của đảo Đài Loan, kế bên huyện Đài Bắc. Tuy là một thành phố nhỏ nhưng vô cùng xinh đẹp nằm ở khu vực phía Bắc của đất nước Đài Loan, thuộc địa bàn huyện Đào Viên. Phía Bắc của Đào Viên tiếp giáp với thành phố Đài Bắc và phía Nam tiếp giáp với huyện Hsinchu. Đào Viên có diện tích chỉ khoảng 1220 km2 và dân số hơn 2,2 triệu người. Hơn thế nữa, được xem là thành phố công nghiệp hàng đầu của Đài Loan.

Các khu vực cụ thể của thành phố Đào Viên:
- Bát Đức
– Diện tích: 33,71 km2
– Dân số: 193.236 người
Bát Đức nằm ở đông bắc huyện, bắc giáp Đào Viên, đông giáp Oanh Ca, Tân Bắc, tây giáp Trung Lịch, tây nam giáp Bình Trấn, nam giáp Đại Khê, Đào Viên.
Bát Đức ban đầu được thành lập vào thời Đài Loan dưới sự cai trị của nhà Thanh. Trong suốt thời kỳ thuộc Nhật, nó được gọi là Làng Hachitoku. Sau khi Nhật trao trả Đài Loan cho Trung Hoa Dân Quốc, khu vực này đổi thành hương và được đặt tên là Hương Bát Đức vào năm 1946. Năm 1995, nó được nâng cấp thành huyện hạt thị đặt tên là Thành phố Bát Đứ. Vào ngày 25 tháng 12 năm 2014, nó được đổi thành Khu Bát Đức.
- Bình trấn
– Diện tích : 47,75 km2
– Dân số: 218,290 người
Bình Trấn giáp với thành phố Trung Lịch ở phía bắc, phía tây giáp với thành phố Dương Mai, phía đông giáp với trấn Đại Khê, phía đông bắc giáp với thành phố Bát Đức và phía nam giáp với hương Long Đàm.
Bình Trấn ban đầu được thành lập vào thời Đài Loan dưới sự cai trị của nhà Thanh. Vào năm 1920 dưới thời kỳ thuộc Nhật, thành phố được đổi tên thành Bình Trấn. Vào ngày 1 tháng 3 năm 1992, đơn vị hành chính được nâng cấp thành hương đóng vai trò huyện hạt thị thứ ba của huyện Đào Viên đặt tên là thành phố Bình Trấn. Vào ngày 25 tháng 12 năm 2014, nó được nâng cấp thành khu đặt tên là Khu Bình Trấn.
- Dương mai
– Diện tích: 89,1229 km2
– Dân số: 161.301 người
Dương Mai là một trong ba thị trấn lớn nhất ở Đào Viên. Trung tâm thị trấn này cách bờ biển tây Đài Loan 40 phút xe hơi. Phía bắc là thành phố Bình Trấn; phía nam là huyện Tân Trúc, phía đông là hương Long Đàm, Đào Viên.
Thành phố Dương Mai được thành lập vào thời Đài Loan dưới sự cai trị của nhà Thanh. Trong suốt thời kỳ thuộc Nhật, vào năm 1920 nó được gọi là Yōbai. Dưới thời Trung Hoa Dân Quốc, hương trước đây được nâng cấp thành huyện hạt thị sau khi dân số vượt 150.000 người. Vào ngày 25 tháng 12 năm 2014, nó được nâng cấp thành khu. Ở đây có nhiều cây dương mai khi dân Trung Quốc di cư đến đây nên họ đã đặt tên địa phương này là Dương Mai.
- Đào Viên
– Diện tích: 34,8 km2
– Dân số: 427.815 người
Khu Đào Viên là quận huyện lỵ của thành phố Đào Viên ở Đài Loan (Trung Hoa Dân quốc), thành phố này toạ lạc ở phía tây bắc của đảo Đài Loan.
Đào Viên là nơi có nhiều bộ tộc thổ dân Đài Loan. Tên cũ của Đào Viên gọi là Đào Tử Viên do khu vực này đã từng có nhiều hoa đào. Dưới thời thuộc Nhật, khu vực này là một phần của Toshien Chō thành lập vào tháng 11 năm 1901. Vào năm 1920, nó được đổi thành Tōen Town , và sát nhập vào quận Tōen, Tân Trúc Châu.
Sau khi Nhật trao trả Đài Loan cho Trung Hoa Dân Quốc, nó được tái cơ cấu thành thị trấn Đào Viên của huyện Đào Viên. Vào ngày 21 tháng 4 năm 1971, thị trấn được nâng cấp từ hương thành huyện hạt thị gọi là thành phố Đào Viên. Vào ngày 25 tháng 12 năm 2014, thành phố trở thành khu của thành phố Đào Viên.
- Trung lịch
– Diện tích: 76,52 km2
– Dân số: 397,083 người
Trung Lịch là một khu thuộc Đào Viên, Đài Loan. Về mặt lịch sử, thành phố là nới diễn ra sự kiện Trung Lịch năm 1977, một sự việc đầy ý nghĩa của phong trào dân chủ hóa tại Đài Loan trước thập niên 1980. Về mặt sắc tộc, thành phố được coi là thủ đô của người Khách Gia vốn sinh sống với số lượng lớn tại đây và khu vực lân cận; nhiều người lớn tuổi ở đây có thể nói tiếng Khách Gia, tiếng Phổ thông và tiếng Phúc Kiến Đài Loan. Những năm gần đây nhiều dân lao động nước ngoài (phần lớn từ Philippines và Thái Lan) đã định cư tại đây do nhu cầu của ngành công nghiệp nặng.
- Đại khê
– Diện tích: 105,12 km²
– Dân số: 93.388 người
Đại Khê trước đây là “Trấn Đại Khê” là một khu của thành phố Đào Viên, Đài Loan. Trấn tập trung nhiều khu vui chơi giải trí và thu hút những người từ vùng đô thị Đài Bắc lân cận đến nghỉ ngơi vào mỗi dịp cuối tuần. Sở dĩ trấn có tên là Đại Khê (dòng sông (suối) lớn) vì xưa kia có dòng sông Đại Hán chảy qua địa bàn. Đại Khê có đặc sản là đậu phụ khô.
- Đại viên
– Diện tích: 87.3925 km2
– Dân số: 85.667 người
Khu Đại Viên ban đầu có tên là Đại Khâu Viên trong suốt thời kỳ thuộc Nhật, và là một phần của quận Tōen, Tân Trúc Châu. Sau khi Nhật trao trả Đài Loan cho Trung Hoa Dân Quốc, nó được gọi là Đại Viên hương. Nó được nâng cấp thành Đại Viên khu vào năm 2014, khi huyện Đào Viên và một phần của thành phố Đào Viên sát nhập thành thành phố trực thuộc trung ương.
- Phúc Hưng
– Diện tích: 350 km2
– Dân số: 10,932 người
Phúc Hưng là một khu của thành phố Đào Viên, Đài Loan. Hương thuộc địa bàn khu vực núi cao và là nơi cư trú của người Atayal, một nhóm người thổ dân Đài Loan. Lạp Lạp Sơn là điểm nhấn của Phúc Hưng, ngoài ra trên địa bàn hương cũng có một vài suối nước nóng.
- Quan Âm
– Diện tích: 87.98 km2
– Dân số: 64,845 người
Quan Âm là một khu của thành phố Đào Viên, Đài Loan. Tên gọi của khu có nguồn gốc từ một truyền thuyết từ thời xưa. Trên địa bàn Quan Âm có khu công nghiệp Quan Âm, khu Kỹ nghệ Đào Viên, cảng công nghiệp Quan Đường. Cư dân của khu chủ yếu là người Khách Gia.
Quan Âm ban đầu có tên là Shiguanyin trong suốt kỳ thuộc nhà Thanh. Nó được đặt tên là Quan Âm vào năm 1920 vào thời kỳ thuộc Nhật. Sau khi Nhật Bản trao trả Đài Loan cho Trung Hoa Dân Quốc vào năm 1945, Quan Âm được tái cơ cấu thành hương của huyện Đào Viên. Vào ngày 25 tháng 12 năm 2014, nó được nâng cấp thành khu đổi tên thành Quan Âm Khu thuộc thành phố Đào Viên.
- Quy Sơn
– Diện tích: 75,50 km2
– Dân số: 145.706 người
Quy Sơn trước đây có tên là Quy Lôn Xã, cũng là tên của ngọn đồi nơi có đền thờ Phật giáo được xây dựng trong thời vua Càn Long triều Nhà Thanh.
Từ năm 1920 đến năm 1945, Long Sơn Trang thuộc quận Tōen, Tân Trúc Châu. Vào năm 1950, nó được đổi tên thành Quy Sơn. Vào ngày 25 tháng 12 năm 2014, nó được nâng cấp thành khu gọi là Quy Sơn Khu.
- Long Đàm
– Diện tích: 75.23 km2
– Dân số: 118.648 người
Long Đàm là một khu ở phía Nam thành phố Đào Viên, Đài Loan. Trung tâm của hương là hồ lớn Long Đàm. Hương là một trong những nơi sinh sống lý tưởng nhất cho những người về hưu tại Đài Loan. Long Đàm cũng là nơi đặt đại bản doanh của quân đội Trung Hoa Dân Quốc từ năm 1972. Long Đàm từng là hương của huyện Đào Viên cũ.
Ngày 25 tháng 12 năm 2014, nó được nâng cấp thành khu của thành phố Đào Viên.
- Lô Trúc
– Diện tích: 75,50 km2
– Dân số: 155.626 người
Lô Trúc là một khu của thành phố Đào Viên, Đài Loan. Vào ngày 3 tháng 6 năm 2014, Lô Trúc được nâng cấp thành huyện hạt thị từ đơn vị hương của huyện Đào Viên. Vào ngày 25 tháng 12 năm 2014, nó một lần nữa được nâng cấp thành khu gọi là Lô Trúc Khu thuộc thành phố Đào Viên.
- Tân ốc
– Diện tích: 85 km2
– Dân số: 48,469 người
Tân Ốc là một khu của thành phố Đào Viên, Đài Loan. Đây là một khu có kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp và là vựa lúa của khu vực miền bắc Đài Loan. Tân Ốc có đa số cư dân là người Khách Gia, tuy nhiên hiện nơi dây đang diễn ra quá trình lão hóa dân số do thanh niên tìm đến những khu vực phát triển hơn để sinh sống.

Giao thông tại Đào Viên
Đi bằng máy bay
Sân bay quốc tế Đào Viên nằm cách trung tâm thành phố chỉ khoảng 25 phút đi xe. Chính vì vậy cách nhanh nhất để bạn có thể di chuyển từ Việt Nam đến Đào Viên đó chính là đi bằng máy bay. Từ sân bay Đào Viên vào thành phố bạn có thể đi bằng taxi , xe bus hoặc tàu điện đều được.
Đi bằng tàu
Trong trường hợp bạn muốn di chuyển đến Đào Viên từ các thành phố khác của Đài Loan như Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Nam, Đài Trung thì có thể đi bằng tàu. Hầu hết các chuyến tàu đều sẽ dừng tại 2 ga tại thành phố Đào Viên là ga Đào Viên và ga Jhongli.
Xe bus cũng là một loại phương tiện được khá nhiều người lựa chọn khi muốn di chuyển đến Đào Viên. Giá vé xe bus cũng rẻ hơn khá nhiều so với vé tàu vì vậy sẽ giúp ban tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể đấy.
Ga đường sắt cao tốc Đào Viên
Ga đướng sắt cao tốc Đào Viên là ga đường sắt cao tốc và tàu điện ngầm ở Đào Viên, Đài Loan được phục vụ bởi Đường sắt cao tốc Đài Loan và sân bay Đào Viên MRT, và còn được gọi là ga Qingpu.
Vào ngày 10 tháng 11 năm 2006, nhà ga đã mở cửa phục vụ. Vào ngày 5 tháng 1 năm 2007, đoạn từ Ga Bản Kiều đến Ga Tân Tả Doanh được mở để phục vụ và các chuyến tàu bắt đầu dừng tại ga. Công ty Đường sắt cao tốc Đài Loan đã ký hợp đồng với China Airlines về các dịch vụ ưu đãi tại nhà ga này cho hành khách đi nước ngoài của hãng. Nhà ga được kết nối với sân bay Đào Viên MRT bắt đầu dịch vụ đến nhà ga vào ngày 2 tháng 3 năm 2017, kết nối nhà ga với tàu điện ngầm Đào Viên.
Tàu điện ngầm Đào Viên
Tàu điện ngầm Đào Viên (trước đây là Đường sắt vận chuyển Đào Viên và tên chính thức là Hệ thống tàu điện ngầm Đào Viên) là một hệ thống tàu điện ngầm ở thành phố Đào Viên ở Đài Loan. Hệ thống dự kiến bao gồm 5 tuyến. Hệ thống mở cửa dịch vụ vào ngày 2 tháng 3 năm cùng với sự mở cửa của Sân bay Đào Viên MRT.
Kinh tế tại Đào Viên
Đô thị đặc biệt ở phía tây bắc Đài Loan, thành phố New Taipei, quận Hsinchu và quận Yilan. Trước kia chỉ là một thành phố vệ tinh của khu vực đô thị Đài Bắc, nay đã phát triển thành khu vực đô thị lớn thứ tư từ năm 2014 và thành phố đông dân thứ năm ở Đài Loan. Kể từ khi việc đi lại đến khu vực đô thị Đài Bắc dễ dàng hơn, Đào Viên đã có sự tăng trưởng dân số nhanh nhất trong tất cả các thành phố ở Đài Loan. Các hoạt động kinh tế, xã hội tại đây cũng phát triển mạnh mẽ.
Đào Viên cũng là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp và trụ sở công ty công nghệ. Các công ty công nghệ cao có nhà máy hoặc trụ sở tại đây bao gồm Quanta, MiTAC, Inotera, Nanya Technology, HTC, CPT và AU Optronics… Có cả sân bay quốc tế Đào Viên để phục vụ thủ đô Đài Bắc và phần còn lại của miền bắc Đài Loan.
Các trường Đại Học nổi tiếng tại Đào Viên
Đại học Nguyên Trí – Yuan Ze University (YZU)
Trường đại học Nguyên Trí là trường tư thục, tọa lạc tại Đào Viên, Đài Loan và được thành lập vào năm 1989. Trường có 05 cơ sở gồm quận Zhongli, Đào Viên, Đài Bắc và quận Bade, Đào Viên. Hiện nay, trường có 05 viện (khoa), bao gồm khoa Kỹ thuật, Thông tin, Quản lý, Khoa học xã hội và nhân văn, Kỹ thuật điện tử và truyền thông với các bậc đào tạo đa dạng từ cử nhân, thạc sỹ đến tiến sỹ.
Trường nằm trong top 12 hàng đầu tại Đài Loan, với hơn 9000 sinh viên đang theo học với tỷ lệ 2:1 giữa đại học và sau đại học trong khuôn viên của trường. Ngoài ra, trường còn được xếp hạng bởi Hiệp hội phát triển giảng dạy daonh thương bậc đại học – ACCSB và được xếp hạng 1000+ đại học thế giới năm 2020 bởi Times Higher Education và được xếp hạng 251 – 300 bởi Times Higher Education Young University năm 2020.
Đại học Quốc Lập Trung Ương (National Central University )
Đại học Quốc Lập Trung Ương (NCU) – 國立中央大學 được thành lập vào năm 1962. Đầu tiên trường tọa lạc ở Miêu Lật sau dời về Trung Lịch, Đào Viên vào năm 1969 và phát triển thành một trường Đại học toàn diện.
Trường đã trở thành trường Đại học hàng đầu Đài Loan về ngành Sân khấu, Nghiên cứu phim ảnh, Nghiên cứu văn hóa, Nghiên cứu về giới, Nghiên cứu Hakka, địa vật lý, khoa học vũ trụ, viễn thám, thiên văn học, quang điện tử, công nghệ nano và quản lý kinh doanh đồng thời cũng là trường Đại học đầu tiên tại Đài Loan nghiên cứu về kinh tế công nghiệp và sự phát triển kinh tế (Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Đài Loan được phát hành hàng tháng bởi NCU).
Đại học Khoa học và Công nghệ Long Hoa (Lunghwa University of Science and Technology)
Trường được thành lập vào năm 1967 bởi ông Sun Fa-Min và bà Sun (Chen Shu-Juan). Trường được phê duyệt bởi bộ giáo dục vào tháng 11 năm 1969 và bắt đầu tuyển sinh vào tháng 12 của năm đó. Chỉ có 4 chuyên khoa: cơ khí, kỹ thuật điện, kỹ thuật Trường đổi tên thành trường cao đẳng kỹ thuật Lunghwa năm 1973 và khoa kỹ thuật công nghiệp được thành lập. Năm 1989 trường đổi tên thành Trường cao đẳng công nghệ và thương mai Lunghwa. Năm 1998 trường nâng cấp thành cao đẳng hệ 4 năm và đổi tên thành học viện kỹ thuật Lunghwa và chương trình đào tạo nghề được thêm vào. Năm 1999 bộ ứng dụng ngoại ngữ, khoa quản trị kinh doanh và khoa tài chính ngân hàng được thành lập.
Năm 2001, Viện đã được phê duyệt để thay đổi tên thành Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Lunghwa. Năm 2004, Trường đại học Công nghệ Kỹ thuật đã được bổ sung vào chương trình sau đại học. Các chương trình thạc sĩ trong Hóa chất & Kỹ thuật Vật liệu sẽ được thiết lập vào năm 2013. Lunghwa mở rộng từ bốn ngành hiện tại 4 trường cao đẳng, 14 phòng ban, và sáu trường đại học. Nhiều người trong số các sinh viên tốt nghiệp đã được xuất sắc và đóng góp trong các lĩnh vực chính phủ và tư nhân.
Những địa điểm vui chơi nổi tiếng tại Đào Viên
Đào Viên có thể nói là một thành phố có thời tiết và khí hậu khá dễ chịu. Mùa hè tại đây hơi nóng một chút và mùa đông thì không quá lạnh. Mùa cao điểm du lịch của Đào Viên thường diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Dưới đây là một vài địa điểm vui chơi nổi tiếng tại Đào Viên các bạn không nên bỏ qua:
Phố cổ Daxi
Một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất tại Đào Viên mà bất cứ ai khi đến đây cũng không thể bỏ qua đó chính là khu phố cổ Daxi. Khu phố cổ này được xây dựng từ khi Đài Loan còn là thuộc địa của Nhật Bản.
Đến đây bạn sẽ có cảm giác như được quay ngược trở về quá khứ vậy. Những cửa hàng tại khu phố cổ Daxi được xây dựng theo phong cách kiến trúc Baroque với những chi tiết chạm khắc trang trí vô cùng tinh xảo. Phố cổ Daxi cũng được xem là một thiên đường ăn vặt tại Đào Viên.
Hồ chứa Shihmen
Sihmen là hồ chứa lớn của Đài Loan, từng là dự án bảo tồn nước lớn nhất ở Đông Nam Á, các bạn có thể tìm thấy nhiều nhà hàng mở gần hồ chứa phục vụ các món ngon từ hồ cá tươi. Ngoài ra còn có một đường xe đạp dài 3km bao quanh khu vực ao. Hồ chứa Shimen cung cấp gần như toàn bộ nước ở Đào Viên, cũng như các quận Tân Trang, Ban Kiều và Linkou của Thành phố Đài Bắc mới.
Không chỉ sở hữu cảnh quan tươi đẹp, nên thơ, hồ Shihmen còn là nguồn cung cấp nước và điện quan trọng của cả thành phố Đào Viên. Khi đến tham quan hồ Shihmen, bạn đừng quên mang theo máy ảnh để ghi lại những khung cảnh tuyệt đẹp nơi đây nhé.
Công viên giải trí Window On China
Một trong những điểm đến nữa cũng không nên bỏ qua trong chuyến du lịch Đào Viên đó chính là công viên giải trí Window On China. Có thể bạn vẫn chưa biết rằng Window On China chính là công viên chủ đề đầu tiên được xây dựng tại khu vực Châu Á. Tại đây bạn sẽ có cơ hội được trải nghiệm rất nhiều những trò chơi giải trí hấp dẫn và thú vị như: tàu lượn siêu tốc, Euro River, làn sóng Jumbo,…
Bên trong công viên có nhiều mô hình nhỏ của nhiều địa danh nổi tiếng thế giới. Chủ đề công viên đầu tiên của Đài Loan thành lập vào năm 1984. Công viên bao gồm ba phần: Mini World, Công viên nước, và Amusement Park.
Lăng Cihu
Lăng Cihu là nơi an nghỉ cuối cùng của cựu tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, Tưởng Giới Thạch. Khi qua đời năm 1975, ông không được chôn cất theo kiểu truyền thống của Trung Quốc nhưng bị nhốt trong một chiếc quách bằng đá cẩm thạch đen. Cihu có nghĩa đen là “hồ nhân từ” – một chiếc hồ nằm gần lăng mộ.
Chợ đêm Jhongli Xinming
Đây là một khu chợ đêm cực kỳ sầm uất và nhộn nhịp với gần 600 quầy hàng lớn nhỏ khác nhau. Tại đây bạn không chỉ được thỏa sức mua sắm mà còn được thưởng thức vô vàn những món ăn thơm ngon, hấp dẫn.
Tìm hiểu thêm về các khu vực khác của Đài Loan
Đài Bắc | Đài Trung | Đài Nam |
Cao Hùng | Tân Bắc |